/ Nhịp cầu doanh nghiệp
/ Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 4,8% trong năm 2020

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 4,8% trong năm 2020

05/01/2021 18:01 |

(LSO) – Dự đoán về tình hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020, ADB nhận định, dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 giảm mạnh do dịch bệnh song vẫn là quốc gia cao nhất châu Á và sẽ đạt mức tăng trưởng 4,8%.

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 4,8% trong năm 2020. Ảnh: Internet

Theo đó, tại văn bản dự báo “Triển vọng Phát triển Châu Á” mà ADB vừa phát đi, tổ chức này nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019, dựa trên nền tảng nhu cầu nội địa cao, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vững vàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ giảm đáng kể trong năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19.

Lạm phát trong năm 2019 giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm trở lại đây, nhưng dự báo sẽ tăng nhẹ trong năm 2020 và 2021. Thặng dư cán cân vãng lai tuy tăng trong năm 2019 nhưng sẽ giảm mạnh trong năm nay. Mặc dù nền kinh tế sẽ giảm tốc và chịu các tác động của đại dịch Covid-19, song Việt Nam vẫn được dự báo là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực”.

Cụ thể, kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn dođại dịch, sự bùng phát của dịch bệnh đã leo thang lên một giai đoạn mới vàotháng 3, tác động mạnh đến tất cả các đối tác thương mại và đầu tư quan trọngcủa Việt Nam, hình thành các cú sốc đối với cả phía cung và cầu ở hầu hết mọilĩnh vực của nền kinh tế.

Vềphía cầu, việc hạn chế đi lại đã kìm hãm tăng trưởng tiêu dùng nội địa trongquý I/2020. Vốn đăng ký và giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm. Khihoạt động thương mại toàn cầu giảm mạnh, tăng trưởng xuất khẩu được dự báo sẽgiảm xuống 5,3% trong năm 2020, tăng trưởng nhập khẩu giảm còn 4,7%, trước khixuất khẩu phục hồi tăng trưởng trở lại ở mức 7,8% trong năm 2021 và nhập khẩu ởmức 6,8%.

Vềphía cung, ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì được sản xuất cho dù cónhững khó khăn ban đầu trong tháng Một và tháng Hai năm 2020, chủ yếu dựa vàonguyên liệu tồn kho, tuy nhiên nguồn này cũng đang cạn dần do chuỗi cung ứng bịgián đoạn kéo dài.

Mộtkhảo sát doanh nghiệp được Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính thựchiện vào tháng 3/2020cho biết 74% số doanh nghiệp được khảo sát dự kiến phải tạm thời dừng hoạt độngnếu đến tháng 6/2020bệnh dịch vẫn chưa được khống chế.

Sựbùng phát dịch Covid-19 cũng gây tổn hại cho nông nghiệp khi hầu hết tất cả cáccửa khẩu biên giới đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam đóng cửa vào tháng Mộtlàm đóng băng hoạt động xuất khẩu nông sản. Do dịch bệnh kéo dài, nhu cầu đốivới hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm. Cùng với tình trạngxâm nhập mặn nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, tăng trưởng nông nghiệp dựbáo sẽ giảm xuống còn 1% vào năm 2020.

Tínhđến thời điểm hiện nay, dịch vụ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnhdịch bùng phát. Với tỉ trọng 42% GDP, khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm lại sẽảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

Tuynhiên, so với bối cảnh chung, nền tảng kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá vữngmạnh, ADB nhận định, nếu khống chế được dịch bệnh trongnửa đầu năm 2020, tăng trưởng sẽ hồi phục trở lại mức 6,8% vào năm 2021 và duytrì mạnh mẽ trong trung và dài hạn.

ADB cho rằng các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -tầng lớp trung lưu đang phát triển và khu vực tư nhân năng động, đáng chú ý làkinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân trong nước – vẫn vữngmạnh.  Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam làmột trong những nhóm có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Theo Tậpđoàn tư vấn Boston, quy mô của tầng lớp trung lưu đã tăng gấp đôi kể từ năm2014 lên 33 triệu người, tức là một phần ba dân số của cả nước.

Tương tự, môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện. Giải ngân đầu tư công được cải thiện đáng kể, tăng gần 18% trong giai đoạn tháng 1-2 năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Giải ngân sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2020 vì đây là một trong các biện pháp tài khóa ưu tiên để ứng phó với dịch Covid-19.

Số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia hứa hẹn tăng cường việc tiếp cận thị trường cho Việt nam, đây là yếu tố thiết yếu cho sự phục hồi kinh tế sau Covid-19. Việc Trung Quốc khống chế được Covid-19 và khả năng thị trường Trung Quốc có thể trở lại bình thường sẽ giúp hồi sinh chuỗi giá trị toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế tại Việt Nam.

Lâm Hoàng

/dich-covid-19-nen-tranh-cac-loi-sau-neu-khong-muon-bi-xu-ly-hinh-su.html
/tram-thu-phi-dong-loat-sut-giam-doanh-thu-do-anh-huong-cua-dich-covid-19.html