Ảnh minh họa.
Cụ thể, căn cứ và quy trình cách chức đối với công chức giữ chức vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật đối với công chức. Về căn cứ cách chức đối với công chức giữ chức danh Kiểm sát viên, gồm Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật công chức và của ngành Kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Vi phạm quy định những việc Kiểm sát viên không được làm theo quy định của Luật Tổ chức VKSND;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đối với Kiểm tra viên cũng đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật công chức và của ngành Kiểm sát nhân dân, Kiểm tra viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Vi phạm những việc công chức không được làm;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Quy chế về việc miễn nhiệm, từ chức, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 442/QĐ-VKSTC của Viện trưởng VKSND Tối cao gồm 3 chương, 19 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký quyết định ban hành. Quy chế này thay thế các quy định về miễn nhiệm, từ chức, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân tại Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân, ban hành theo Quyết định số 400/QĐ-VKSTC ngày 17/11/2021 của Viện trưởng VKSND Tối cao.
HÀ ANH