Một số vướng mắc và kiến nghị trong việc áp dụng pháp luật đối với tội 'Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có'

(LSVN) - Nếu xử lý nghiêm minh, triệt để hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có thể sẽ góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 có nhiều nội dung đổi mới. Nhìn một cách tổng thể, nội dung phần hiệu lực giao dịch dân sự về cơ bản đã giải quyết được những vướng mắc về hợp đồng dân sự nói chung cũng như vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, những quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu vẫn phát sinh một số bất cập, đòi hỏi cần sửa đổi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định này.

Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

(LSVN) - Chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản là việc chủ đầu tư kinh doanh bất động sản chuyển giao toàn bộ hoặc một phần vốn và quyền thực hiện dự án kinh doanh bất động sản cho chủ đầu tư kinh doanh bất động sản khác. Chủ đầu tư kinh doanh bất động sản nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện dự án, có các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư mới với phần dự án được chuyển giao để đầu tư kinh doanh.

Quy định mới về quản lý tài chính Dự án PPP, kiểm toán trong giai đoạn quyết toán Dự án PPP

(LSVN) - Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày 18/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 (“Luật PPP”) nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý riêng biệt, rõ ràng và có tính khoa học, đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan đến việc lập, xin cấp phép và thực hiện dự án PPP. Mới đây, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 28/2021/NĐ-CP (“Nghị định 28”) để quy định chi tiết quản lý, cơ chế tài chính dự án PPP. Luật PPP 2020 và Nghị định 28 đưa ra nhiều quy định, cơ chế mới để xử lý các bất cập thực tiễn thi hành của các quy định trước đây về dự án PPP do có nhiều điểm vênh, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn về quản lý nhà nước và đầu tư tư nhân, cũng như chưa đồng nhất với các Luật, quy định khác. Đặc biệt là các quy định mới quan trọng liên quan đến quản lý tài chính dự án PPP đã phần nào đảm bảo tính rõ ràng, thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành và hài hòa các nhu cầu, vướng mắc của Nhà nước và khối tư nhân trong lĩnh vực này.

Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập

(LSVN) - Bài viết phân tích khía cạnh pháp lý về xử lý tài chính khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập ở Việt Nam, chỉ ra những khoảng trống pháp luật và đưa ra một số giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập ở Việt Nam.

Quy trình thực hiện dự án có sử dụng đất, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách phải thông qua đấu thầu

(LSVN) - Hiện tại, chưa có đạo luật nào quy định một cách đầy đủ và thống nhất về quy trình thực hiện dự án đầu tư, mà các bước thủ tục liên quan được quy định riêng rẽ trong các văn bản pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đấu thầu, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Trên thực tế, cũng rất khó để đưa ra một quy trình thống nhất áp dụng chung cho các dự án. Ngược lại, tùy thuộc vào tính chất, lĩnh vực, quy mô đầu tư, hiện trạng về quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất… mà mỗi dự án sẽ được thực hiện theo các bước, thủ tục khác nhau.