Tín dụng cho người yếu thế tiếp cận từ góc độ tài chính toàn diện

(LSVN) - Tín dụng cho người yếu thế mà bản chất là tín dụng chính sách xã hội từ lâu đã trở thành vấn đề không chỉ ở cấp quốc gia của mỗi nước, mà hầu hết các nước trên thế giới đều đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ vai trò của vấn đề này, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách và khung khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực tín dụng đối với người yếu thế, qua đó nhằm tạo sinh kế cho nhóm người khó khăn trong việc tiếp cận với các khoản vay thông thường, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, an sinh xã hội được bảo đảm.

Vai trò của chính sách pháp luật tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

(LSVN) - Chính sách pháp luật tài chính - ngân hàng là cơ sở để từ đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và/hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài chính - ngân hàng. Do đó, nó có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh tài chính của quốc gia cũng như thúc đẩy sự hợp tác và hội nhập quốc tế.

Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch tại ngân hàng thương mại

(LSVN) - Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch giữa người có liên quan tại ngân hàng thương mại đóng vai trò quyết định đến hiệu quả trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động này. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ các vấn đề bản chất pháp lý liên quan đến nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch giữa người có liên quan tại ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các nguyên tắc này.

Bảo đảm thực hiện tranh tụng trong xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

(LSVN) - Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đề án “Cải cách tư pháp tại TAND đến 2030, định hướng đến 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Những bất cập về giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn

(LSVN) - Thủ tục rút gọn là một dạng đặc biệt của thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có sự giản lược một số khâu, một số thủ tục không cần thiết trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử làm cho việc xử lý vụ án nhanh chóng hơn; là sự thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp, được thể hiện trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp

(LSVN) - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... (Điều 2); “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” (Điều 3); “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6). Trong các văn bản pháp luật hiện hành đều có quy định về khả năng để mọi công dân tham vào hoạt động tư pháp và giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong hoạt động tư pháp được thể hiện bằng việc tham gia hoạt động xét xử của Hội thẩm. Đây là chế định thể hiện rõ nét nhất quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp. Chế định Hội thẩm mặc dù đã được pháp luật quy định, tuy nhiên trong thực tế áp dụng vẫn còn những bất cập nhất định.