Pháp luật về giải quyết ly hôn: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, sự thay đổi của lối sống hiện đại dẫn đến số các vụ ly hôn ngày càng tăng. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với quản lý nhà nước từ hoàn thiện pháp luật đến việc đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hôn, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

(LSVN) - Ly hôn là điều không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con và thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Đây cũng là một loại tranh chấp về hôn nhân gia đình phổ biến. Bài viết nêu lên thực trạng của loại tranh chấp này, các quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết tranh chấp và những vướng mắc trên thực tế; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật trước những tác phẩm âm nhạc mang tính dẫn dắt, kích động, tình dục và bạo lực

(LSVN) - Để có một môi trường âm nhạc an toàn thì hệ thống pháp luật là điều kiện tiên quyết cần phải vào cuộc, bên cạnh đó các cơ quan hành pháp, tư pháp của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng phải cùng chung tay hành động tức thì để ngăn ngừa “hiểm hoạ” video âm nhạc có tính định hướng tiêu cực cho giới trẻ hiện nay.

Tranh cãi không hồi kết về quy định quản lý tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội

(LSVN) - Năm 2021, dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Dự thảo Thông tư lần 2) của Bộ Tài chính nhận được rất nhiều ý kiến góp ý, có cả những phản đối khá gay gắt từ cộng đồng liên quan đến các nhóm quy định về quản lý, thu chi tiền công đức. Nhiều phân tích, bình luận cho rằng Dự thảo Thông tư lần 2 còn nhiều điểm không hợp hiến, không đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với Bộ luật Dân sự các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) và luật về di sản văn hoá (DSVH). Phải hơn nửa năm sau kể từ lần kết thúc lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư lần 2, Bộ Tài chính mới xây dựng xong Dự thảo (lần 3) Thông tư quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Dự thảo Thông tư lần 3) và chính thức gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan từ ngày 29/3/2022 vừa qua.

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định và thực tiễn thực hiện

(LSVN) - Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên gỡ tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập. “Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên tòa bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của bên kia dưới sự điều khiển, quyết định của chủ tọa phiên tòa với vai trò trung gian, trọng tài"(1).

Vấn đề ghi âm, ghi hình việc hỏi cung bị can

(LSVN) - Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra, do cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự, làm cơ sở cho việc xác định có hay không hành vi phạm tội và các tình tiết có liên quan đến vụ án.