Tiếp cận quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

(LSVN) - Nghị quyết số 08-NQ/TW về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết 08) và Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49) của Bộ Chính trị đã có những quan điểm chỉ đạo có tính mới, đột phá để cải cách hệ thống tư pháp nước ta. Thời điểm đó, vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nói chung và quyền tư pháp mới được ghi nhận trong Hiến pháp (sửa đổi) 2002 về mặt lý luận, khái niệm nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp chưa được làm rõ. Chính vì vậy, Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 mới chỉ tiếp cận quyền tư pháp ở phương diện tổ chức, hoạt động của Tòa án và các cơ quan tư pháp, trong đó nhấn mạnh pháp luật tố tụng tư pháp mà chưa tiếp cận quyền tư pháp một cách tổng thể ở các phương diện khác nhau như quyền lực, phương diện giá trị trong đó có giá trị pháp quyền. Trong bối cảnh lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có kết quả được kiểm chứng, quyền tư pháp đã được nghiên cứu khá nhiều, nhận thức của Đảng về các vấn đề này đã được đưa vào Văn kiện Đại hội XIII, cải cách tư pháp trong giai đoạn mới cần có cách tiếp cận quyền tư pháp từ nhiều phương diện.

Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

(LSVN) - Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Vai trò của Luật sư trong việc hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A

(LSVN) - Sáp nhập và mua lại (M&A) mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây nhưng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, luật sư, các nhà hoạch định chính sách cũng như giới đầu tư trong và ngoài nước... Số lượng các thương vụ M&A gia tăng nhanh chóng và quy mô ngày càng lớn hơn là minh chứng cho thấy sự phù hợp của loại hình này đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển của M&A xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó phải kể đến là có sự đóng góp không nhỏ của luật sư trong việc hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A.

Về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức trung gian thanh toán

(LSVN) - Hiện nay, tổ chức không phải ngân hàng ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định liên quan đến tỷ lệ mà nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu trong các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã dẫn đến nhiều thách thức đối với các cơ quan quản lý trong việc vừa phải đạt được mục tiêu bảo đảm an toàn trong hệ thống thanh toán khi quản lý giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài, song vẫn bảo đảm cơ chế rõ ràng, minh bạch để thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tận dụng được tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực trung gian thanh toán. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng pháp luật và những bất cập về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức trung gian thanh toán ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LSVN) - Luật Đất đai năm 2013 trong thời gian qua đã được yêu cầu sửa đổi rất nhiều lần bởi nhiều đối tượng, từ người sử dụng đất cho đến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Thậm chí, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có phản ánh về mâu thuẫn giữa các quy định của Luật Đất đai năm 2013 với các luật khác như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu... Với tinh thần cầu thị, Nhà nước ta đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để nhanh chóng xây dựng được các bộ quy định pháp luật phù hợp với tình hình xã hội và tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản.

Bàn về vấn đề bị cáo vắng mặt tại phiên tòa hình sự

(LSVN) - Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong đó có quy định về tham gia phiên tòa, đây vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ của bị cáo. Tuy nhiên vấn đề này trong thực tiễn giải quyết vấn đề bị cáo vắng mặt tại phiên tòa vẫn có nhiều quan điểm khác nhau.