LSVNO - Tính đến 21h ngày 23/3, thế giới có 341.634 người mắc, 14.749 người tử vong vì Covid-19. Châu Âu tiếp tục là “tâm dịch” nóng nhất với 59.138 người mắc, 5.476 người tử vong.
"Tâm dịch châu Âu"
Tại châu Âu, theo số liệu cập nhật, tổng số ca nhiễm hiện đã lên tới hơn 150.000 ca. Trong ngày 22/3, đảo Síp, Romania và Kosovo cũng đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì Covid-19.
Tây Ban Nha trong ngày 22/3 cũng đã thông báo có tới 375 ca tử vong mới, tăng 30% so với một ngày trước, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 1.756 người. Số ca nhiễm được xác nhận đã tăng 3.107 ca, lên tổng số 28.603 người, trong đó 1.785 ca trong tình trạng nguy kịch.
Tính đến tối ngày 22/3, trên toàn Vương quốc Anh đã có 281 ca tử vong liên quan đến Covid-19, trong tổng số 5.683 ca dương tính, trong đó riêng trong ngày 22/3 đã ghi nhận thêm 48 ca tử vong, gồm cả một ca mới 18 tuổi. Đây là trường hợp được ghi nhận là ca tử vong trẻ nhất tại Anh vì Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Ngày 23/3, Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Carmen Calvo nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp và đang chờ kết quả xét nghiệm Covid-19.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã quyết định thực hiện cách ly tại gia sau khi gặp một bác sĩ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Đức đã ghi nhận thêm 8 ca tử vong mới vì dịch Covid-19, nâng tổng số người thiệt mạng tại nước này lên 92.
Tính đến sáng 23/3, Pháp đã được ghi nhận 674 trường hợp tửvong do Covid-19, tăng 112 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm virus là16.018, tăng 1.559 bệnh nhân. Thượng viện Pháp ngày 22/3 đã "bậtđèn xanh" cho luật chống dịch Covid-19, theo đó Paris sẽ thiết lập tình trạngy tế khẩn cấp trong thời gian 2 tháng.
Tại Mỹ đã có 35.070 người mắc, 458 người tử vongvì Covid-19. Chiều 22/3 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Donald Trump và cácthành viên trong lực lượng đặc biệt chuyên trách phòng chống virus SARS-CoV-2 củaNhà Trắng đã tổ chức họp báo nhằm công bố các thông tin cập nhật về dịch Covid-19.
Iran tiếp tục là “tâm dịch” Covid-19 của khu vực châu Á. Iran đã ghi nhậnthêm 129 ca tử vong mới do dịch Covid-19, nâng tổng số trường hợp tử vong tạinước này lên tới 1.685 người, đứng thứ 3 trên thế giới sau Italy và Trung Quốc.
Hàn Quốc ngày 22/4 tiếp tục kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 khi nước này chỉ chi nhận thêm 2 ca tử vong và 98 ca mắc bệnh mới. Tính tới thời điểm này, Hàn Quốc đã có 8.897 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 104 người tử vong, còn người phục hồi đã tăng thêm 297 trường hợp lên 2.909.
Tại Nhật Bản, tính đến rạng sáng 23/3 (theo giờ địa phương),số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng lên 1.086 trường hợp, tăng 21 ca so với mộtngày trước đó. Trong số ca đã được xác nhận, tỉnh Hokkaido ở vùng cực Bắc nướcnày chiếm tỷ lệ cao nhất với 159 ca. Tới lúc này, Nhật Bản có 36 người tử vongvì dịch Covid-19, trong khi 235 bệnh nhân đã ra viện.
Trung Quốc - nơi virus SARS-CoV-2 bùng phát tháng 12/2019, cũng ghi nhận số ca tử vong mới vì Covid-19 rất thấp (6 ca) và số bệnh nhân mới chỉ là 46. Tới thời điểm này, Trung Quốc tuyên bố đã khống chế được dịch bệnh, tổng số người mắc bệnh và tử vong lần lượt là 81.054 ca và 3.261 ca.
Thái Lan trong ngày 22/3 đã ghi nhận thêm 188 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số các trường hợp lây nhiễm được ghi nhận ở nước này lên 599 bệnh nhân. Đây là ngày có số ca lây nhiễm được công bố cao nhất tại Thái Lan kể từ khi trường hợp đầu tiên được ghi nhận hồi tháng 01/2020.
Ngày 22/3, Bộ Y tế Malaysia thông báo đã phát hiện thêm 123 ca nhiễm virus SARS-Cov-2, cùng 2 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.306 ca và số người tử vong vì dịch bệnh lên 10 người.
Indonesia tới lúc này đang là quốc gia thành viên ASEAN có số ca tử vong vì dịch Covid-19 cao nhất. Ngày 22/3, Indonesia đã ghi nhận thêm 10 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng tại nước này lên 48 trường hợp.
Tại châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi ngày 22/3 cho biết đến nay đã có tổng cộng 1.198 ca nhiễm chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở 41 quốc gia thuộc châu lục này. Hiện số ca tử vong đã lên tới 37 trường hợp ở 7 quốc gia trong khu vực. Cũng theo cơ quan này, Ai Cập hiện đứng đầu châu Phi với 294 trường hợp mắc Covid-19, Nam Phi đứng thứ hai với 240 bệnh nhân, và tiếp đó là Maroc với 104 trường hợp.
Trong khi đó, quân đội Ai Cập thông báo Thiếu tướng Khaled Shaltout chết hôm qua, trở thành sĩ quan cao cấp nhất thiệt mạng vì nCoV tại quốc gia Trung Đông này.
Tướng Shaltout bị nhiễm nCoV khi tham gia chỉ đạo các binhsĩ Ai Cập phun hóa chất tẩy trùng, theo thông cáo ngày 22/3. Quân đội Ai Cậpcho biết họ đã phun hóa chất tẩy trùng tại những địa điểm công cộng và các quảngtrường ở thủ đô Cairo cùng một số thành phố khác để ngăn nCoV lây lan.
Ai Cập ghi nhận hơn 320 ca nhiễm nCoV, trong đó có 14 người chết và 56 người đã hồi phục. Tổng thống Abdel-Fattah el Sisi cảnh báo số người nhiễm nCoV có thể tăng lên đến hàng nghìn trong vài ngày nếu dân chúng không tuân thủ khuyến cáo.
4.800 y bác sĩ Italy nhiễm bệnh Covid-19
Đây là số liệu được Viện Y tế quốc gia Italy (ISS) công bốngày 22/3 cho thấy có hơn 4.800 nhân viên y tế của nước này dương tính vớivirus corona trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân, có người đã chết trongcô độc.
Con số này tương đương khoảng 8% tổng số ca nhiễm viruscorona ở nước này. Tính đến ngày 23/3, Italy đã ghi nhận tổng cộng 59.138 canhiễm, đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc nhưng đứng đầu toàn cầu về số ngườitử vong với 5.476 trường hợp.
Theo Hiệp hội Bác sĩ Italy, ít nhất 18 bác sĩ đã chết khitham gia điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 ở Italy. Phần lớn trong số này làmviệc tại Lombardy - tâm dịch của nước này.
Trong số những người tử vong có bác sĩ Marcello Natali, ngườiđã điều trị cho hàng chục bệnh nhân nhưng cuối cùng không thoát khỏi số phận vàqua đời khi chiến đấu với bệnh viêm phổi kép.
Vị bác sĩ 57 tuổi "đã chết trong cô độc", theo môtả của truyền thông Italy sau khi lên tiếng về tình trạng thiếu đồ bảo hộ y tế.
Trước tình cảnh thiếu thốn nhân viên y tế và thiết bị bảo hộ, Italy đã kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều nước. Nga và Cuba đã cử các đoàn bác sĩ cùng nhiều thiết bị y tế đặc biệt tới, trong lúc Trung Quốc gửi hơn 1 triệu khẩu trang tới nước này.
Cũng trong ngày 23/3, Chủ tịch Liên đoàn Giới chủ công nghiệpItaly (Confindustria) Vincenzo Boccia cảnh báo nước này có khả năng bước vàogiai đoạn "nền kinh tế thời chiến" sau khi chính phủ thông qua các biệnpháp nghiêm ngặt, ngừng mọi hoạt động sản xuất không thiết yếu, nhằm ngăn chặn dịchviêm đường hô hấp cấp Covid-19 lây lan.
Phát biểu trên Radio Capital, Chủ tịch Confindustria ướctính nếu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italy là 1.800 tỷ euro/năm thì hoạt độngsản xuất mang lại 150 tỷ euro/tháng, và nếu ngừng 70% hoạt động sản xuất, Italysẽ mất khoảng 100 tỷ euro/tháng. Theo ông Boccia, chỉ 20-30% hoạt động sản xuấtthiết yếu được duy trì sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia. Italy sẽ phải đối mặtvới một khoản nợ khổng lồ, chỉ có thể được trả trong vòng 30 năm, như “một khoảnnợ thời chiến”. Tuy nhiên, ông Boccia khẳng định Italy phải chiến thắng trongcuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2, chưa xét đến sự hồi sinh của nền kinh tế.
Liên quan tới biện pháp hỗ trợ hệ thống y tế trong ứng phó với tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19, cùng ngày, Thủ tướng Giuseppe Conte thông báo chính phủ tiếp tục đặt mua hơn 6.500 máy thở và 120 triệu khẩu trangsẽ được cung ứng trong tuần tới. Trong ngày 23/3, Italy đã cung cấp bổ sung 4 triệu khẩu trang và 125 máy trợ thở tới các bệnh viện.
Lê Hoàng(T/h)