/ Tích hợp văn bản mới
/ Đề xuất bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân

Đề xuất bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý của Bộ Tài chính tại dự thảo Nghị định quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Ảnh minh họa.

Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm thay thế Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Các nội dung sửa đổi, bổ sung để đồng bộ với các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công đã được Chính phủ ban hành. 

Một nội dung quan trọng tại dự thảo đó chính là việc điều chỉnh đối tượng, phạm vi. Cụ thể, tại Điều 1, Điều 2 dự thảo Nghị định quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP; đồng thời, rà soát, bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân nhưng chưa được quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, gồm:

- Tài sản thuộc về nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự. Cụ thể, một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại);

- Tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 27/01/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Cụ thể, trong thời hạn tạm gửi hành lý, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Chương II dự thảo Nghị định quy định về thẩm quyền, hình thức xử lý, trình tự, thủ tục lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu.

Trong đó, về thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản: Bỏ quy định về thẩm quyền của Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu (thẩm quyền này do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định phê duyệt phương án).

Quy định thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với: Tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng; Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ xử lý theo hình thức nộp ngân sách nhà nước; Tài sản xử lý theo hình thức tiêu hủy.

PV

Ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại

Loan B T Thanh