Một trạm xăng dầu ở Tangerang, Indonesia. Ảnh: AFP.
Theo ông Mamit, theo tính toán thực tế, giá xăng trợ giá có thể tăng lên 10.000 rupiah/lít (khoảng 0,67 USD/lít) và giá dầu diesel có thể tăng lên 8.500 rupiah/lít. Mức tăng giá này sẽ tác động không nhiều tới lạm phát và không ảnh hưởng quá mạnh đến cộng đồng.
Ông Mamit cho biết: "Tôi không nghĩ lạm phát sẽ quá cao vì giá nhiêu liệu trợ cấp tăng, có thể chỉ khiến lạm phát tăng thêm chưa đến 1 điểm phần trăm”. Hiện giá dầu thô thế giới đã tăng khá mạnh so với những năm trước. Điều này làm tăng gánh nặng tài chính cho nhà nước vì phải trợ cấp và bồi thường cho các đơn vị kinh doanh nhiên liệu, trong trường hợp này là PT Pertamina (Persero).
Việc tăng giá nhiên liệu được trợ cấp có thể giảm bớt gánh nặng trợ cấp năng lượng hiện đang quá cao. Theo số liệu của chính phủ, trợ cấp năng lượng năm nay ước tính tăng lên 502.000 tỉ rupiah so với dự kiến ban đầu là 170.000 tỉ rupiah.
Một chuyên gia năng lượng khác, ông Fabby Tumiwa, cũng cho biết thực tế không có tính toán chính xác nào để tăng giá nhiên liệu được trợ giá. Chính phủ đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn, đó là tăng giá theo nền kinh tế hoặc tăng giá mới, nghĩa là sẽ có ít trợ cấp hơn. Tuy nhiên, bất kể mức tăng giá nhiên liệu được trợ cấp là bao nhiêu thì nó cũng sẽ ít nhiều tác động đến lạm phát. Nếu chính phủ không thể tăng trợ cấp, giá sẽ tăng theo chi phí cung cấp, và do đó giá xăng tại Indonesia có thể sẽ tăng lên 13.000 ruliah/lít.
HOA LÊ/TTXVN
Cảnh giác với hành vi giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản