Ảnh minh họa.
Theo đó, Thông tư Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
Như vậy, Thông tư mới không còn yêu cầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động phải báo cáo với công đoàn cấp trên trực tiếp như trước đây. Khi doanh nghiệp không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ, bên cạnh việc có ý kiến bằng văn bản với doanh nghiệp thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động phải báo cáo ngay sự việc với:
- Cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Báo cáo tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có).
Ngoài ra, Thông tư Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH cũng bãi bỏ các quy định tại Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể gồm: Quyết định, thay đổi, bổ sung và chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ (Điều 5); Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 6)
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2021.
PHƯƠNG HOA
Công an Hà Nội chốt phương án về quy trình xét duyệt, cấp giấy đi đường