Ảnh minh họa.
Theo đó, việc kiểm tra công tác cải cách hành chính tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, kiểm tra việc triển khai và kết quả đạt được của các bộ, ngành và địa phương bao gồm:
- Việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, hải quan, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng, BHXH, chính sách đối với người có công, lý lịch tư pháp, hộ tịch,...;
- Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh;
- Tình hình giải quyết thủ tục hành chính, công bố, công khai thủ tục hành chính, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính;
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
- Việc triển khai các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin báo cáo cấp bộ, tỉnh và việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các bộ, ngành và địa phương.
Thứ hai, kiểm tra công tác cải cách thể chế bao gồm:
- Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật;
- Công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi tình hình thi hành pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ ba, kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
YÊN CHI
Cơ chế giải quyết vụ việc dân sự bằng con đường hòa giải riêng tư