Rút yêu cầu khởi kiện là một trong những nội dung thuộc quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện, được ghi nhận tại Điều 8 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Luật TTHC). Việc thực hiện quyền rút yêu cầu khởi kiện là cơ hội để vụ án hành chính được chấm dứt một cách nhanh chóng, triệt để theo nguyện vọng của chủ thể đã làm phát sinh quá trình tố tụng, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí tố tụng. Cùng với đó, phân tích quy định của Luật TTHC về quyền rút yêu cầu khởi kiện, đánh giá những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này và từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
1.Quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụnghành chính năm 2015
Là chủ thể có quyền quyết định và tự định đoạt,trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút mộtphần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (rút đơn khởi kiện). Nhằm bảo đảm hiệu lựccủa hoạt động xét xử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện vàđương sự khác, pháp luật tố tụng hành chính quy định mức độ của quyền quyết địnhvà tự định đoạt trong việc rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là có sựkhác nhau trong từng giai đoạn tố tụng.
1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ ánhành chính
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm là giai đoạn giúp các chủ thểtố tụng chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử công khai tạiphiên tòa sơ thẩm. Trong giai đoạn này, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, ngườikhởi kiện có thể thay đổi ý chí của mình và quyết định rút yêu cầu khởi kiện.Đây là giai đoạn khởi đầu quá trình giải quyết vụ án hành chính; vì thế, nếungười khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện có thể làm chấm dứt nhanh chóng quátrình tố tụng. Quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện trong giai đoạnnày được quy định như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp việc rút yêu cầu khởi kiệnlà ý chí đơn phương của người khởi kiện
Theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 143Luật TTHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêucầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án sẽ đình chỉ giảiquyết vụ án hành chính. Trong trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữnguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụán đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút. Trong trường hợp người khởi kiệnrút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập,Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, mặcdù Tòa án có các quyết định khác nhau tùy thuộc vào vụ án có người có quyền lợivà nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không và người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan có yêu cầu độc lập rút hay vẫn giữa nguyên yêu cầu độc lập, nhưngngười khởi kiện có quyền quyết định và tự định đoạt việc chấm dứt giải quyếtyêu cầu khởi kiện của mình.
Thứ hai, việc rút yêu cầu khởi kiện là kết quả của đốithoại thành
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, để tạo điềukiện cho các bên có cơ hội gặp gỡ, làm rõ các nội dung liên quan đối tượng khởikiện, yêu cầu khởi kiện và yêu cầu độc lập, Tòa án tổ chức phiên họp đối thoại.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật TTHC, trườnghợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phánlập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết địnhđình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Việc người khởikiện rút yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn này thể hiện mong muốn chấm dứt vụán hành chính sau khi đã hiểu rõ về đối tượng khởi kiện qua cuộc họp đối thoại.
Ở đây, người khởi kiện có toàn quyền quyết định và địnhđoạt việc rút yêu cầu khởi kiện mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ chủ thểnào khác.
Trường hợp qua đối thoại, người bị kiện cam kết sửađổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vihành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện, theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 140 Luật TTHC, Tòa án lập biên bản về việc cam kết củađương sự.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, ngườibị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấmdứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án vănbản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiệncam kết của mình, Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
Như vậy, trong trường hợp này, quyền rút yêu cầu khởikiện được thực hiện xuất phát từ cam kết của người bị kiện. Đây là việc rút yêucầu khởi kiện có điều kiện. Chỉ khi người bị kiện thực hiện cam kết và người khởikiện rút đơn khởi kiện, Tòa án mới có thể ra quyết định công nhận kết quả đốithoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án.
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơthẩm, người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có thể do ý chí đơn phương hoặc kếtquả từ đối thoại thành, nhưng họ có toàn quyền quyết định và tự định đoạt về việcrút yêu cầu khởi kiện. Khi người khởi kiện đã rút yêu cầu khởi kiện, Tòa án phảira quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính hoặc đình chỉ giải quyết vụán đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút.
1.2. Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính
Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính đóng vai trò quantrọng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nhằm đánh giá công khai tấtcả các hoạt động được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, làm rõcác tình tiết của vụ án, từ đó đưa ra phán quyết về việc giải quyết vụ án hànhchính.
Tuy vụ án đã được đưa ra xét xử nhưng việc rút yêu cầukhởi kiện trong giai đoạn này có thể làm cho vụ án kết thúc một cách nhanhchóng, “êm đẹp” theo nguyện vọng của các bên. Chính vì thế, trước khi tiến hànhthủ tục tranh tụng, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi người khởi kiện về việc thay đổi,bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Luật TTHC: “Trườnghợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu củahọ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phầnyêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút”.
Như vậy, việc rút yêu cầu của đương sự nói chung vàngười khởi kiện nói riêng chỉ được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp nhận nếu là tựnguyện. Do đó, tại phiên tòa sơ thẩm, người khởi kiện đã không còn toàn quyềnquyết định và tự định đoạt việc rút yêu cầu khởi kiện mà phụ thuộc vào sự xemxét, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm.
Quy định này thể hiện trách nhiệm của Tòa án trongviệc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trong quá trình giảiquyết vụ án hành chính.
1.3. Trong giai đoạn phúc thẩm vụ án hành chính
Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính phát sinh khi bảnán, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáohoặc kháng nghị.
Ở giai đoạn này, các yêu cầu của người khởi kiện đãđược xem xét và đưa ra phán quyết bởi Hội đồng xét xử sơ thẩm. Nhằm bảo đảm quyềnquyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính, phápluật tố tụng hành chính quy định trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúcthẩm, người khởi kiện vẫn có quyền rút đơn khởi kiện, thế nhưng, do vụ án đã đượcgiải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nên việc rút đơnkhởi kiện phải đáp ứng các điều kiện nhất định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 234 của Luật TTHC,trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơnkhởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý haykhông và tùy từng trường hợp mà có cách thức giải quyết khác nhau. Nếu người bịkiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện.
Trong trường hợp đương sự đồng ý thì chấp nhận việcrút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết địnhhủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Vì vậy, ở thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính, ngườikhởi kiện không có quyền quyết định và tự định đoạt việc rút đơn khởi kiện màtùy thuộc vào sự đồng ý của người bị kiện và các đương sự khác. Quy định nàyhoàn toàn hợp lý nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự kháctrong vụ án hành chính cũng như hiệu lực của hoạt động xét xử. Bởi lẽ, vụ ánhành chính phát sinh xuất phát từ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Trongsuốt quá trình giải quyết vụ án, người bị kiện và các đương sự khác đã phải tốnkém không ít thời gian, công sức và chi phí cho các hoạt động tố tụng.
Ngoài ra, có thể người bị kiện và các đương sự kháclà người kháng cáo và họ mong muốn vụ án được giải quyết theo thủ tục phúc thẩmnên khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, sự đồng ý của người bị kiện và cácđương sự khác là thật sự cần thiết.
2.Một số bất cập trong quy định về quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiệnvà kiến nghị hoàn thiện
Thực tiễn hơn 04 năm thi hành Luật TTHC cho thấy,bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, một số quy định của Luật TTHC liênquan đến quyền rút yêu cầu khởi kiện còn bất cập gây ảnh hưởng đến chất lượngthực thi Luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, cụ thể như sau:
2.1. Luật TTHC chưa quy định đầy đủ về quyền rút đơnkhởi kiện trong các giai đoạn của tố tụng hành chính
Quyền rút yêu cầu khởi kiện trong “quá trình giải quyết vụ án hành chính” đã được ghi nhận tại Điều 8 Luật TTHC và hiện nay, quyền này đã được quy định trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm. Bên cạnh các giai đoạn nêu trên, người khởi kiện còn có thể có nguyện vọng được rút yêu cầu khởi kiện trước khi vụ án được Tòa án thụ lý hoặc trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, quyền rút yêu cầu khởi kiện ở các giai đoạn này hiện nay chưa được pháp luật tố tụng hành chính ghi nhận.
Thứ nhất, giai đoạn trước khi Tòa án thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện gửi đếnbằng các phương thức khác nhau, Tòa án phải tiến hành xem xét đơn khởi kiệntrong khoảng thời hạn luật định. Trong giai đoạn này, vì nhiều lý do khác nhau,người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện khi vụ việc chưa được Tòa án thụ lý giảiquyết.
Theo quy định hiện hành, trong trường hợp không thụlý vụ án, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện hoặc chuyển đơn khởi kiện cho Tòa áncó thẩm quyền. Hiện nay, trong các căn cứ Tòa án trả lại đơn khởi kiện được quyđịnh tại khoản 1 Điều 123 Luật TTHC không đề cập đến trường hợp người khởi kiệnrút đơn khởi kiện.
Thứ hai, trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ ánhành chính
Quá trình giải quyết vụ án hành chính được khởi nguồntừ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Các hoạt động tố tụng dù trực tiếphay gián tiếp vẫn không nằm ngoài nhiệm vụ xem xét tính có căn cứ và hợp pháptrong các yêu cầu của người khởi kiện.
Hay nói cách khác, nếu yêu cầu khởi kiện không tồn tại, quá trình giải quyết vụ án hành chính sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, quyền rút đơn khởi kiện trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm hiện chưa được Luật TTHC quy định. Sự thiếu sót này không chỉ mâu thuẫn và chưa bảo đảm nội dung quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện được khẳng định tại Điều 8 của Luật TTHC, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xét xử.
Bởi lẽ, khi không thể rút đơn khởi kiện trong giaiđoạn này, vụ án vẫn được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếutrong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm chấp nhận kháng nghị, hủybản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩmthì người khởi kiện sẽ lại có quyền rút đơn khởi kiện. Điều này dẫn đến sự lãngphí về thời gian, chi phí tố tụng không cần thiết.
Trong tố tụng dân sự, dù không được quy định trực tiếpnhưng quyền rút đơn khởi kiện trong giai đoạn xem xét đơn và giám đốc thẩm, táithẩm đã được pháp luật thừa nhận.
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 (Bộ luật TTDS), Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trườnghợp “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện”. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 346,“Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật này”.
Mặc dù quy định tại Điều 346 Bộ luật TTDS (Được kếthừa từ Điều 300 của Bộ luật TTDS năm 2004) chưa thật sự hoàn thiện, nhưng quyềnrút đơn của người khởi kiện trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm đã đượcpháp luật ghi nhận.
Nhằm bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt củangười khởi kiện trong tố tụng hành chính, pháp luật tố tụng hành chính cần ghinhận quyền rút yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn xem xét đơn khởi kiện và giámđốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, khoản 1 Điều 123 Luật TTHC cần được bổ sung căn cứ“Người khởi kiện rút đơn khởi kiện” trong trường hợp Thẩm phán trả lại đơn khởikiện.
Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, theo chúngtôi, việc tạo điều kiện cho người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện là cần thiết.Tuy nhiên, do vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án và có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cácđương sự khác.
Vì vậy, quyền rút đơn khởi kiện trong giai đoạn nàycần phải có điều kiện. Theo đó, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giámđốc thẩm hoặc tái thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phảihỏi các đương sự khác có đồng ý hay không. Nếu các đương sự không đồng ý thìkhông chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện.
Nếu đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởikiện của người khởi kiện. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định hủy bảnán, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyếtvụ án.
2.2. Luật TTHC quy định chưa thống nhất, rõ ràng điềukiện rút đơn khởi kiện trong giai đoạn phúc thẩm vụ án hành chính
Khoản 1 Điều 234 Luật TTHC quy định “Trước khi mởphiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thìHội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không”. Như vậy,khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ có tráchnhiệm hỏi người bị kiện.
Tuy nhiên, điểm b khoản 1 Điều 234 Luật TTHC lại quyđịnh: “Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện”.Đương sự trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, bị kiện, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan.
Vì thế, có thể được hiểu là khi người khởi kiện rútđơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hỏi người bị kiện có đồng ý haykhông và chỉ chấp nhận việc rút đơn của người khởi kiện khi tất cả các đương sựbao gồm cả người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý. Ýchí của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là một trong những yếu tố quantrọng để Hội đồng xét xử quyết định có chấp nhận việc rút đơn của người kiệnhay không.
Do cách quy định thiếu sự thống nhất nêu trên dẫn đếnviệc áp dụng pháp luật không thống nhất: có trường hợp, Hội đồng xét xử phúc thẩmhỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng trường hợp khác thì Hội đồngchỉ hỏi người bị kiện. Điều này gây ảnh hưởng đến quyền rút đơn khởi kiện củangười khởi kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tuy không phảilà chủ thể làm phát sinh quá trình tố tụng nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan trong vụ án hành chính. Đặc biệt, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quancó yêu cầu độc lập, còn là chủ thể đưa ra yêu cầu độc lập với các đương sự khácvà có quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện theo quy định tại Điều 55 của LuậtTTHC. Ngoài ra, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, khi người khởikiện rút đơn khởi kiện, Tòa án chỉ có thể đình chỉ giải quyết vụ án khi ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu độc lập.
Vì thế, việc rút đơn của người khởi kiện trong giaiđoạn phúc thẩm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể này nên sự đồng ý củangười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là cần thiết.
Do đó, chúng tôi cho rằng, Luật TTHC cần quy định,trong giai đoạn phúc thẩm, khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xétxử phúc thẩm, bên cạnh hỏi người bị kiện, phải hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có yêu cầu độc lập.
Theo đó, khoản 1 Điều 234 cần được sửa đổi như sau:
“Trước khi mởphiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thìHội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có yêu cầu độc lập (nếu có) có đồng ý hay không và tùy từng trường hợpmà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện hoặc người có quyền lợi nghĩa vụliên quan có yêu cầu độc lậpkhông đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởikiện của người khởi kiện;
b) Người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có yêu cầu độc lập đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện củangười khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm vàđình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩmtheo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩmtheo quy định của pháp luật”.
2.3. Luật TTHC chưa quy định về cách thức xử lýtrong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩmnhưng người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt
Sự có mặt tại các phiên tòa xét xử vụ án hành chínhnói chung và phiên tòa phúc thẩm nói riêng là quyền và nghĩa vụ của các đương sựtrong tố tụng hành chính. Trong một số trường hợp, nếu người bị kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt và cũng không có người đại diện tham giaphiên tòa, Tòa án sẽ vẫn tiến hành xét xử[. Khi đó, nếu tại phiên tòa phúc thẩmngười khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử không thể hỏi người bị kiệnvà cũng không thể biết người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đồng ý haykhông.
Theo quy định hiện hành, trường hợp này cũng khôngthuộc các căn cứ hoãn phiên tòa hoặc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm theo quy địnhtại Điều 232 và 238 của Luật TTHC. Trong thực tiễn, khi người khởi kiện rút đơnkhởi kiện tại phiên phúc thẩm, có trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ hỏingười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; trường hợp khác, Hội đồng xét xử phúcthẩm không chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Theo chúng tôi, trong trường hợp này, Hội đồng xét xửphúc thẩm cần tạo điều kiện cho người khởi kiện được thực hiện quyền rút yêu cầukhởi kiện. Do đó, Luật TTHC cần bổ sung vào căn cứ hoãn phiên tòa phúc thẩm trườnghợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm mà người bị kiệnhoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt.
Trong thời gian hoãn phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩmsẽ tiến hành hỏi người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêucầu độc lập, từ đó có các cách thức giải quyết theo khoản 1 Điều 234 Luật TTHC.
2.4. Luật TTHC chưa quy định về trường hợp người khởikiện rút đơn khởi kiện trong thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấpsơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bên cạnh bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, quyết định tạmđình chỉ và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vẫn có thể là đối tượng bịkháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Tuy nhiên, quyền rút yêu cầu khởi kiện trong thủ tụcphúc thẩm được quy định tại Điều 234 Luật TTHC chỉ dành cho thủ tục phúc thẩm đốivới bản án của Tòa án cấp sơ thẩm. Trong quá trình phúc thẩm vụ án hành chính đốivới quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, người khởikiện có thể rút đơn khởi kiện.
Hiện nay, quy định tại Điều 243 Luật TTHC về thủ tụcphúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đãchưa đề cập đến quyền rút đơn khởi kiện và thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúcthẩm khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp này. Trên thực tiễn,nhiều trường hợp sau khi kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hànhchính, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện.Khi đó, các Tòa án đã căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 234 và khoản 5, khoản 6 Điều243 Luật TTHC để ra quyết định hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và đìnhchỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
Do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về việc rút đơn khởi kiện được quy định cụ thể trong thủ tục phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dẫn đến cách thức giải quyết của các Tòa án chưa thật sự thuyết phục. Vì thế, cần bổ sung quy định về quyền rút đơn khởi kiện vào Điều 243 Luật TTHC về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
THS. NGUYỄN HOÀNG YẾN/Tạp chí Lập pháp