(LSVN) - Thời gian qua, tình hình tội phạm hình sự nói chung và các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng trong đó có tội "Đua xe trái phép" vẫn diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an trên nhiều địa bàn, gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội và quần chúng nhân dân. Đây là hành vi xâm phạm quan hệ trong lĩnh vực công cộng, thường được thực hiện công khai ở những nơi đông người, thể hiện ý thức coi thường pháp luật. Hình thức biểu hiện thường là tụ tập theo nhóm từ hai người trở lên, đi xe máy tốc độ cao, lạng lách đánh võng kèm theo đó là các hành vi gây huyên náo, đánh lộn, đập phá, gây lộn xộn ở nơi đông người, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thậm chí là hành vi giết người...
(LSVN) - Thực tế áp dụng pháp luật miễn hình phạt trong thực tế quy định tại Điều 59 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 vẫn còn nội dung có cách hiểu khác nhau, nhiều quy định còn bấp cập chưa thống nhất, cần được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn trong thời gian tới.
(LSVN) - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có những đặc điểm chung của tội phạm và một số đặc điểm riêng. Đây là nhóm tội rất khó phát hiện và chứng minh, có tội danh hiếm khi được áp dụng; việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và hướng dẫn áp dụng chưa được quan tâm nhiều. Mặt khác, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định trong Chương XXIV Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (BLHS năm 2015) đã được sửa đổi, bổ sung nhiều so với Chương XXII Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả.
(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS năm 2015) đã có những sửa đổi, bổ sung về tội "Tham ô tài sản” theo hướng phù hợp hơn so với BLHS năm 1999. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham ô tài sản vẫn còn những vướng mắc, tồn tại, có một phần nguyên nhân quan trọng là Điều 353 BLHS năm 2015 còn có quy định không phù hợp hoặc chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể.
(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự của Nhà nước ta. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự, trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại được quy định trong Bộ luật Hình sự, làm thay đổi tư duy truyền thống về tội phạm và hình phạt, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện ở Việt Nam, đồng thời tạo cơ sở pháp lý trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là đối với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
(LSVN)- Điều 332 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nâng cao tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với loại tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật trên thực tiễn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.
(LSVN) - Tội "Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng" được quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
(LSVN) - Điều 391 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định hành vi "Gây rối trật tự phiên tòa" được hiểu là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản tại phiên tòa nếu không thuộc trường hợp "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản".
(LSVN) - Luật sư đánh giá hành vi của các thẩm phán lập khống hồ sơ vụ án để thụ lý và giải quyết với mục đích nhằm đạt được thành tích, đạt chỉ tiêu trong xét xử có dấu hiệu của hành vi giả mạo trong công tác, tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(LSVN) – Việc phát hiện, xử lý nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng và chức vụ nói chung, xử lý hành vi phạm tội về đấu thầu là cần thiết để đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Những hành vi vi phạm quy định về đấu thầu thì tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị kỷ luật, bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(LSVN) - Trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung cơ bản liên quan đến xóa án tích, đặc biệt đương nhiên được xóa án tích là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự thể hiện tính nhân đạo và nguyên tắc công bằng dân chủ, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, tạo điều kiện cho những người được xóa án tích tái hòa nhập với cộng đồng, ổn định làm ăn, sinh sống.
(LSVN) - Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là những đối tượng được Nhà nước quản lý đặc biệt và chặt chẽ. Mọi trường hợp chế tạo, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán những đối tượng này không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều bị coi là trái phép. Trong đó, tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự (BLHS) khi áp dụng còn bộc lộ một số vấn đề cần phải trao đổi và có hướng dẫn.
(LSVN) - Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội "Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính", đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe của con người. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với chủ thể có trách nhiệm trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, hành chính có hành vi xâm phạm, gây tổn hại đến sức khỏe, quyền bất khả xâm phạm đến thân thể của người khác được pháp luật bảo hộ; bảo đảm thực hiện các nguyên tắc Hiến định. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị về vấn đề này.
(LSVN) - Vận dụng đúng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội" quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Việc này giúp bảo đảm tính răn đe, trừng trị, cũng như thực hiện tốt nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa về hình phạt đối với người phạm tội. Do vậy, việc quy định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nêu trên cần phải rõ ràng, chặt chẽ, dễ hiểu mới đảm bảo việc áp dụng được thống nhất.
(LSVN) - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một trong những tội phạm phổ biến nhất ở nước ta. Mặc dù đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý, giáo dục phòng ngừa nhưng các hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ vẫn xảy ra thường xuyên ở tất cả các địa phương. Trong công tác giải quyết các vụ án hình sự; Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Bài viết phân tích những hạn chế trong quy định tại Điều 260, Bộ luật Hình sự năm 2015, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.
(LSVN) - Ngày 05/5, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” theo khoản 2, Điều 369 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với 5 bị cáo, nguyên là cán bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình).
(LSVN) - Trường hợp cá nhân có hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác mà không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).