(LSVN) - Theo kế hoạch, sáng 22/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 50 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).
(LSVN) - Ghi âm lời nói, ghi hình, chụp ảnh phiên tòa đang xét xử có phải là hành vi xâm phạm, gây ảnh hưởng đến việc thực thi quyền con người, quyền công dân hay không? Thời gian qua, trên diễn đàn Quốc hội, các cơ quan báo chí có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc ghi âm, ghi hình phiên tòa nêu trong dự thảo Luật Tổ chức Tòa án (sửa đổi), dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
(LSVN) - Xét xử công khai là nguyên tắc quan trọng nhất, được quy định trong Hiến pháp và các bộ luật, đạo luật liên quan hoạt động của Tòa án và là biểu hiện của xã hội dân chủ, văn minh, của nhà nước do dân và vì dân. Thể chế đang trong quá trình hoàn thiện phải bảo đảm nguyên tắc này. Thế nên, các đạo luật sắp hoặc sẽ ban hành trong quá trình hoàn thiện phải giữ được tính nhất quán. Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đang có những quy định gây nguy cơ thiếu nhất quán và dễ sinh tùy nghi khi thực hiện.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã được sửa đổi căn bản và toàn diện gồm 510 Điều, được bố cục thành 09 phần, 36 chương. Trong đó, bổ sung mới 176 Điều, sửa đổi 317 Điều, giữ nguyên 17 Điều, bãi bỏ 26 Điều. Các chế định quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 thể hiện tính khoa học, tiến bộ và có tính khả thi cao; đã tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định.
(LSVN) - Khi Tòa án đã xét xử công khai thì không được hạn chế quyền tác nghiệp của báo chí. Công khai diễn biến phiên tòa không chỉ là yêu cầu chính đáng của nhân dân mà còn là nhiệm vụ của Tòa án để thể hiện uy quyền, vị thế trong thực hiện quyền tư pháp và thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật, gia tăng tính hiệu quả trong công tác xét xử.
(LSVN) - Theo Luật sư, dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) lần này chưa quy định rõ, trường hợp nào chủ tọa đồng ý và trường hợp nào thì được phép ghi âm, ghi hình. Điều này không loại trừ trường hợp chủ tọa phiên tòa có thể sử dụng các quy định pháp luật để hạn chế hoạt động tác nghiệp của cá nhân, tổ chức, trong đó có hoạt động của phóng viên, báo chí, điều này gây mâu thuẫn với Điều 25, Luật Báo chí 2016 quy định về quyền được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai của Nhà báo.
(LSVN) - Dự kiến ngày 26/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ cho ý kiến dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi), trong đó có nội dung ghi âm, ghi hình trong phiên tòa.
(LSVN) - Ngày 30/10, Giám đốc điều hành (CEO) của Google, ông Sundar Pichai đã thừa nhận việc đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định hoặc duy nhất trên điện thoại và trình duyệt web đóng vai trò quan trọng trong việc "giữ chân" người dùng trung thành.
(LSVN) - Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vừa quyết định ngày 17/4 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và 11 đồng phạm về những sai phạm trong đấu thầu gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho Nhà nước.
(LSVN) - TAND Tối cao đã ban hành dự thảo quy chế tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến để áp dụng trong trường hợp các địa phương thực hiện một số biện pháp giãn cách phòng, chống Covid-19.