(LSVN) - Việc người phạm tội tự mình sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc thông qua người bào chữa, người tiến hành tố tụng thông báo cho gia đình, người thân để họ thay mình tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đáng kể quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự.
(LSVN) - Ngày 19/10, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Trách nhiệm hình sự, miễn và giảm trách nhiệm hình sự: Lý luận và thực tiễn” thu hút đông đảo sự tham gia của các chuyên gia pháp lý.
(LSVN) - Hà Nội yêu cầu UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn từng cơ quan, tổ chức, hộ gia đình thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC.
(LSVN) - Cùng với tội phạm, hình phạt, thì trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề cơ bản, trọng tâm của khoa học hình sự. Bởi, khi giải quyết bất cứ vụ án hình sự nào cũng xoay quanh vấn đề xác định chính xác về trách nhiệm hình sự, khi đã xác định tội phạm, quyết định hình phạt hoặc không có tội phạm, qua đó bảo đảm xử lý đúng người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, đúng tội, đúng pháp luật.
(LSVN) - Mới đây, tại dự thảo Nghị quyết hướng dẫn tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 đang được lấy ý kiến, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đã đề xuất 06 tình tiết được giảm nhẹ để hội đồng xét xử của vụ án thực hiện xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
(LSVN) - Theo quy định hiện nay, hành vi lừa dối, lấy lòng tin để vay được tiền và hành vi không chịu trả nợ đã đến hạn dù vẫn có khả năng chi trả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
(LSVN) - Hiện nay, khái niệm về loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) chưa được quy định rõ ràng và còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Sau khi đọc tham khảo, nghiên cứu các quan điểm về khái niệm này, cá nhân cho rằng loại trừ TNHS là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo quy định của BLHS hiện hành thì họ không phải chịu TNHS do có một trong những căn cứ được loại trừ TNHS. Tuy nhiên, khi vận dụng quy định những trường hợp loại trừ TNHS vẫn còn một số tồn tại bất cập gây ra tình trạng bỏ lọt tội phạm.
(LSVN) - Tại dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51, Điều 52, Bộ luật Hình sự 2015, TANDTC đã đề xuất hàng loạt tình tiết giảm nhẹ để HĐXX của vụ án xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
(LSVN) - Mặc dù thừa nhận trách nhiệm hình sự đối với chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên BLHS năm 2015 cũng như các Bộ luật, luật có liên quan không quy định về trường hợp pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng quá trình giải quyết vụ án hình sự pháp nhân thương mại đó chấm dứt hoạt động như: tuyên bố giải thể, phá sản... thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) nữa hay không? Điều này gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tiễn áp dụng pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu cá nhân thực hiện hành vi phạm tội “chết” sẽ bị đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án tuỳ từng giai đoạn tố tụng, vậy pháp nhân khi chấm dứt hoạt động có được đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Theo học viên, cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội sau đó chấm dứt hoạt động. Vì nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ tạo tiền đề cho người khác mở pháp nhân thương mại mới, sau đó lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự rồi lại chấm dứt hoạt động để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
(LSVN) - Sáng 25/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa 21 bị cáo trong vụ án "Chuyến bay giải cứu" ra xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo. Sau gần hai tiếng tiến hành thẩm tra lý lịch của các bị cáo, người liên quan và công bố bản án sơ thẩm, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên bố bước sang phần thẩm vấn. Các bị cáo bị thẩm vấn đều thừa nhận hành vi phạm tội, mong được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
(LSVN) - Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) được áp dụng nhằm mục đích nhân đạo, đây là chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội, cân nhắc điều kiện, hoàn cảnh, mức độ hậu quả hành vi và nhận thức của họ trước khi quyết định hình phạt và cũng là cơ hội cho người phạm tội khắc phục, sửa chữa một phần thiệt hại. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy các quy định về vấn này còn mang tính định tính chưa có hướng dẫn rõ ràng nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
(LSVN) - Theo Luật sư, hành vi thu mua, thuê tài khoản ngân hàng, thuê thông tin cá nhân có thể tùy vào mục đích của đối tượng mua, tùy tính chất và mức độ mà xem xét trách nhiệm về xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh khác nhau.
(LSVN) - Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải gánh chịu, được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS), được thể hiện bằng việc bị áp dụng hình phạt trong bản án kết tội của Tòa án, và có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khác do BLHS quy định. TNHS đối với các tội phạm tham nhũng (CTPTN) cũng là một dạng trách nhiệm pháp lý, là nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi trước Nhà nước của chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức được quy định trong BLHS là tội phạm tham nhũng.
(LSVN) - Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông có thể bị xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 không?
(LSVN) - Luật sư cho rằng, căn cứ vào khoản 2, Điều 51 Bộ luật Hình sự, việc Tòa án coi các tình tiết khác (con bị cáo là người có thành tích suất sắc trong học tập) là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vẫn phù hợp với quy định của pháp luật nhưng phải ghi rõ trong bản án phúc thẩm.
(LSVN) - Theo Luật sư, người thực hiện hành vi dùng xăng, phóng hoả có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng thời cả hai tội danh “Giết người” được quy định tại Điều 123 và tội “Huỷ hoại tài sản” được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
(LSVN) - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhìn chung các quốc gia đều quy định thời hiệu truy cứu TNHS tương tự nhau về bản chất cũng như cơ sở của việc tồn tại chế định này. Tuy nhiên, pháp luật mỗi quốc gia lại có những quy định riêng biệt mang tính đặc biệt. Trong bài viết này, tác giả nêu lên hai điểm đặc biệt trong quy định của hai quốc gia, qua đó làm cơ sở, kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
(LSVN) - Em tôi sinh năm 2002, mới được mua xe máy giáp Tết nên chưa đăng ký và cũng chưa có bằng lái xe. Ngày mùng 3 Tết, em tôi lấy xe máy đi và đã gây tai nạn làm chết 01 người, bị thương 01 người và 01 cháu bé 2 tuổi bị chấn động tâm lý. Vậy, trong trường hợp này liệu em tôi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hay bồi thường dân sự như thế nào?
(LSVN) - Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015. còn có những quan điểm, cách hiểu khác nhau, dẫn đến áp dụng không thống nhất.
(LSVN) – Pháp nhân thương mại là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại là một vấn đề mang tính pháp lý và thực tiễn hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu và làm rõ những quy định về xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại có ý nghĩa rất quan trọng.