Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

(LSVN) - Ly hôn là điều không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con và thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Đây cũng là một loại tranh chấp về hôn nhân gia đình phổ biến. Bài viết nêu lên thực trạng của loại tranh chấp này, các quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết tranh chấp và những vướng mắc trên thực tế; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Lãi suất chậm thanh toán trong tranh chấp hợp đồng xây dựng: Thực tiễn xét xử và hướng giải quyết
Lãi suất chậm thanh toán trong tranh chấp hợp đồng xây dựng: Thực tiễn xét xử và hướng giải quyết

(LSVN) - Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), trong số các vụ kiện tranh chấp hợp đồng mà VIAC giải quyết thì 10 - 15% là hợp đồng xây dựng, trong đó có đến 66% vụ kiện liên quan tới tranh chấp về việc thanh toán. Ngoài ra, một số lượng lớn vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng khác được thụ lý và giải quyết bởi TAND các cấp theo thẩm quyền luật định. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết và xét xử, đặc biệt ở Tòa án nhân dân các cấp cho thấy, việc áp dụng pháp luật về việc tính lãi suất chậm thanh toán đối với các tranh chấp hợp đồng xây dựng chưa thống nhất và còn nhiều sai khác giữa các Tòa án. Do đó, bài viết sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về cách tính lãi suất chậm thanh toán trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án hiện nay.

Thế nào là hành vi bạo lực gia đình?
Thế nào là hành vi bạo lực gia đình?

(LSVN) - Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đang tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình. Trong đó có quy định về bạo lực gia đình.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện trong các vụ án dân sự
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện trong các vụ án dân sự

(LSVN) - Điều kiện tặng cho được hiểu là một hoặc nhiều nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Thông thường, điều kiện tặng cho do bên tặng cho đưa ra và được sự chấp thuận của bên được tặng cho. Việc xác định điều kiện tặng cho phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên không được phép thỏa thuận điều kiện mà vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả bàn về thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện tại Điều 462 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và đề xuất, kiến nghị.

Cần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại
Cần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại

(LSVN) - Hoạt động thương mại luôn tồn tại hoặc phát sinh những tranh chấp như một tất yếu khách quan. Những quan hệ thương mại càng đa dạng và phức tạp thì khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn. Trong hoạt động thương mại, khi phát sinh tranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Các loại tranh chấp thương mại: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Các loại tranh chấp thương mại: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

(LSVN) -  Bất kỳ quan hệ xã hội nào đều có thể xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các quan hệ thương mại có xu hướng đa dạng và phức tạp hơn khiến cho số lượng những tranh chấp thương mại cũng gia tăng. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào chỉ rõ có tất cả bao nhiêu loại tranh chấp thương mại. Mỗi loại tranh chấp thương mại đều có những đặc điểm, tính chất riêng, có sự liên quan về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ cũng như quá trình thực hiện hoạt động thương mại,… Phân loại tranh chấp thương mại là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt những nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương tự nhau, cần thiết phải có điều luật chính thức phân loại tranh chấp thương mại.

Cần một quyết định sáng suốt từ Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao
Cần một quyết định sáng suốt từ Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao

(LSVN) - Sau hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) TP. Đà Lạt và TAND tỉnh Lâm Đồng, thấy rằng quyền lợi hợp pháp của mình không được đảm bảo; xem xét một cách đầy đủ, công tâm và khách quan, bà Nguyễn Thị Thanh An kháng cáo và được TAND Cấp cao tại TP. HCM chấp thuận, giao vụ án cho hai cấp tòa tỉnh Lâm Đồng xét xử lại. Tuy nhiên, sau khi nhận được Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm ngày 26/7/2022 của Chánh án TAND Tối cao, bà An không đồng tình với Quyết định này.

Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án - Những vấn đề từ thực tiễn
Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án - Những vấn đề từ thực tiễn

(LSVN) - Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại năm 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 237 của Luật này (trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa án trong thời hạn 09 tháng, kể từ ngày giao hàng). Như vậy, trong thời hạn luật định trên, một trong các bên tranh chấp có quyền khởi kiện đến tòa án để được giải quyết theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi hết thời hạn trên, việc khởi kiện tại tòa án để giải quyết vụ việc sẽ không được tòa án thụ lý với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện. Chính vì vậy, trước khi thực hiện việc khởi kiện tại tòa án đối với các tranh chấp thương mại, các bên tranh chấp cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thời hiệu khởi kiện để tránh các rủi ro xảy ra.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án
Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án

(LSVN) - Trên thực tế, các tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động hay với tập thể người lao động xảy ra thường xuyên ở nơi làm việc. Các tranh chấp này đa phần liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như vấn đề tiền lương, việc làm, điều kiện lao động, kỷ luật lao động… Các bên trong tranh chấp lao động thường tìm đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và đa phần họ yêu cầu tòa án giải quyết.

Tranh chấp lao động cá nhân: Thực tiễn và giải pháp hạn chế
Tranh chấp lao động cá nhân: Thực tiễn và giải pháp hạn chế

(LSVN) - Trong những năm gần đây, các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là việc tranh chấp về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động. Việc pháp luật quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phù hợp sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như góp phần ổn định quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn nhiều bất cập, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, vì thế nhiều trường hợp lợi ích hợp pháp của người lao động còn chưa được bảo vệ đúng mức. Bài viết trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động ở Việt Nam. Đồng thời nêu lên thực trạng, những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đưa ra một số khuyến nghị khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

Giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài
Giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

(LSVN) - Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh theo hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động khi một trong hai bên có quốc tịch khác nhau. Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, các trường hợp quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người Việt Nam được người nước ngoài sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn; Người Việt Nam được cử đi công tác theo hợp đồng lao động ở nước ngoài theo thời hạn; Người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Dựa vào tiêu chí quốc tịch của các chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ lao động, còn các tiêu chí khác (căn cứ phát sinh, nơi thực hiện công việc) chưa được quy định trong pháp luật lao động.

Vụ tranh chấp QSDĐ tại Tiền Giang: Nhiều tình tiết, chứng cứ quan trọng xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị bỏ qua
Vụ tranh chấp QSDĐ tại Tiền Giang: Nhiều tình tiết, chứng cứ quan trọng xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị bỏ qua

(LSVN) - Ông Phạm Văn Thông, sinh năm 1958, nhập ngũ 1977, cấp bậc Đại tá, về hưu năm 2013, cùng vợ là bà Võ Thị Uyên, hiện thường trú tại số nhà 339 đường Nguyễn Thị Thập, khu phố 12, phường 6, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang gần đây liên tục gửi đơn khiếu nại đến TANDTC và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hủy bỏ các phán quyết tại Bản án phúc thẩm số 456/2022-HC/PT ngày 21/6/2022 của TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh nhằm trả lại quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho gia đình ông.

Những vấn đề pháp lý về tranh chấp và phân chia di sản thừa kế
Những vấn đề pháp lý về tranh chấp và phân chia di sản thừa kế

(LSVN) - Hiện nay, do kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, đất đai ngày càng có giá trị nên tình trạng tranh chấp diễn ra khá phổ biến, nhất là tranh chấp di sản thừa kế về đất đai. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những bi kịch của nhiều gia đình. Đã có không ít những vụ án vì mâu thuẫn dành đất đai thừa kế khiến anh em ruột xảy ra mâu thuẫn mà sát hại nhau, để lại hậu quả đau lòng và gây hoang mang cho dư luận xã hội.

Cần làm rõ vụ huỷ hoại hoa màu tại phường 11, TP. Đà Lạt
Cần làm rõ vụ huỷ hoại hoa màu tại phường 11, TP. Đà Lạt

(LSVN) - Thời gian qua, Công an tỉnh Lâm Đồng đã liên tiếp ra quân trấn áp xử lý tội phạm hoạt động kiểu băng nhóm xã hội đen, tạo được nhiều niềm tin cho người dân. Đầu năm 2022, một nhóm người đã phá dỡ nhà lồng kính, huỷ hoại hoa màu, trên đất đang tranh chấp tại phường 11, TP. Đà Lạt gây ảnh hưởng xấu đến dư luận rất cần được điều tra xử lý về hành vi huỷ hoại tài sản.

Bàn về công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã - Thực trạng và kiến nghị
Bàn về công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã - Thực trạng và kiến nghị

(LSVN) - Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Các tranh chấp đất đai rất đa dạng nên được đánh giá là một trong các loại tranh chấp phức tạp nhất. Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trong các loại tranh chấp về đất đai thì tranh chấp về quyền sử dụng đất (tức tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) là tương đối phổ biến. Tại khoản 2, Điều 3, Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có hướng dẫn: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202, Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Như vậy, hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) là quy định bắt buộc. Đây là tiền đề đồng thời cũng là điều kiện để Tòa án xem xét khi tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện. Thông qua công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã và Tòa án hiện nay, cho thấy để hạn chế việc người dân khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất ra Tòa án là làm tốt công tác hòa giải ở UBND cấp xã. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác hòa giải tại UBND cấp xã vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vừa đạt hiệu quả; các quy định của pháp luật liên quan đến công tác hòa giải tại UBND cấp xã hiện này có vấn đề gì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung không. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày và phân tích các vấn đề đặt ra.