1. Khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch
(LSVN) – Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai Đề án trong lĩnh vực hộ tịch như về cung cấp dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch; việc kiểm tra, rà soát, đối chiếu, cập nhật dữ liệu hộ tịch và việc số hóa dữ liệu hộ tịch, phục vụ kết nối, chia sẽ với dự liệu quốc gia về dân cư,… thì vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 06/QĐ-TTg ban hành phê duyệt triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi là Đề án).
Đề án ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử để phục vụ 05 nhóm tiện ích. Đề án xác định rõ đối tượng phục vụ là người dân và doanh nghiệp được hưởng các tiện ích tốt nhất thông qua các dịch vụ hành chính công, an sinh xã hội và tiếp cận các dịch vụ thương mại thông qua định danh điện tử. Trong đó, dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, là nền tảng để kết nối, chia sẻ với các hệ thống dữ liệu của các bộ, ngành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi thực hiện các TTHC theo nguyên tắc không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai Đề án trong lĩnh vực hộ tịch như về cung cấp dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch; việc kiểm tra, rà soát, đối chiếu, cập nhật dữ liệu hộ tịch và việc số hóa dữ liệu hộ tịch, phục vụ kết nối, chia sẽ với dự liệu quốc gia về dân cư,… thì vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, cụ thể:
Thứ nhất, ngoại trừ Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp đã được kết nối liên thông với Hệ thống quản lý và trả kết quả giải quyết TTHC của BHXH Việt Nam đối với trường hợp cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và được triển khai thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các hệ thống còn lại đều hoạt động độc lập, không có sự kết nối, chia sẻ để có thể khai thác, tận dụng dữ liệu hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của nhau vì vậy gây khó khăn cho cán bộ thực hiện TTHC.
Thứ hai, việc cấp số định danh cho trẻ khi đăng ký khai sinh đôi khi còn chậm, lỗi... dẫn đến việc không hoàn thành được dữ liệu đăng ký trên Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp để chuyển dữ liệu điện tử sang Phần mềm Bảo hiểm y tế. Để đảm bảo quyền lợi của người dân, công chức thực hiện phải xử lý hồ sơ giấy.
Thứ ba, khi thực hiện đăng ký dịch vụ công trực tuyến, một số công dân gặp trở ngại do chưa được đăng ký tài khoản và chưa có ví điện tử.
Thứ tư, khoản 4 Điều 2 của Luật Cư trú năm 2020 quy định: “Cơ quan đăng ký thường trú là Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã”. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các TTHC về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi (Thông tư liên tịch số 05) hiện nay vẫn còn hiệu lực. Do đó, vẫn còn chồng chéo về quy định, ảnh hưởng đến quy trình thực hiện liên thông các TTHC: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Để nâng cao hiệu quả trong việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp: sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư liên tịch số 05, đảm bảo triển khai thống nhất việc thực hiện liên thông đăng ký thường trú, xóa thường trú theo quy định của Luật Cư trú năm 2020; cần có phương án nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cũng như Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết hồ TTHC trong lĩnh vực hộ tịch, đảm bảo chính xác và kịp thời cho công dân. Đồng thời, cần kết nối đồng bộ các hệ thống để khai thác, tận dụng dữ liệu hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và hướng dẫn để người dân đăng ký dịch vụ công trực tuyến một cách thuận lợi, dễ dàng.
MINH ANH
Thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2022
2. Điều kiện để Công an xã được quyền đăng ký, cấp biển số xe máy
(LSVN) -
Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA, được sửa bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định rõ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình; tổ chức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương.
Điều kiện, thẩm quyền đăng ký, cấp biển số xe của Công an cấp xã thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Thông tư này. Cụ thể, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin tại địa phương, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định sau khi thống nhất với Cục Cảnh sát giao thông:
- Thực hiện phân cấp đăng ký xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho Công an cấp huyện, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
- Thực hiện phân cấp đăng ký, biển số xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho Công an cấp huyện; thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
- Thực hiện phân cấp đăng ký, biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho Công an cấp xã có số lượng trung bình 03 năm liền kề gần nhất, đã đăng ký mới từ 250 xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trở lên trong 01 năm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa bàn cấp xã (trừ các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; các thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở và cấp xã nơi Công an cấp huyện đặt trụ sở).
- Thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, Cổng Dịch vụ công quốc gia, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
Như vậy, xã nào mà trong 03 năm gần nhất có số lượng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đã đăng ký mới của cá nhân đăng ký thường trú; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đặt trụ sở trên địa bàn từ xã đó từ 250 xe trở lên/năm thì công an xã sẽ được giao quyền cấp đăng ký, biển số xe máy.
Với những xã không đủ điều kiện để được cấp biển số xe theo quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BCA thì việc đăng ký, cấp biển số xe sẽ được giải quyết tại Công an cấp huyện.
TIẾN HƯNG
Quy trình bãi nhiệm tư cách ĐBQH theo quy định pháp luật?
3. VKSND Tối cao thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự
(LSVN) - Thông qua việc thụ lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. phạm tội "Tổ chức đánh bạc" ở ĐL, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự VKSND Tối cao nhận thấy vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Nội dung vụ án và quá trình tố tụng
Đầu năm 2019, Huỳnh Quốc V và Bùi Hữu D bàn bạc, thống nhất với nhau về việc tổ chức chơi số đề, cụ thể: V chịu trách nhiệm tìm những đại lý bán vé số, người bán vé số dạo, khách vãng lai để đặt vấn đề với những người này hàng ngày nhận ghi số đề của nhiều người, sau đó chuyển số đề cho V và D, nếu trường hợp có người muốn chơi nhưng không có tiền thì V cho ứng trước; lãi, lỗ chia theo tỷ lệ V 60%, D 40%. V và D thuê Vũ Hiếu N và Đàm Minh K giúp việc tổng hợp số đề từ cấp dưới chuyển lên, tính toán số tiền thắng thua và chung tiền đề (trả lương mỗi người từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/tuần).
Hằng ngày, những người tổ chức đánh bạc và đánh bạc dựa vào kết quả xổ số của những đài được mở thưởng trong ngày để ghi và đánh số đề. Người đánh số đề có thể đánh 02 số dựa vào 02 số cuối của kết quả xổ số, tỷ lệ thắng, thua là 1 x 70; đánh 03 số dựa vào 03 số cuối của kết quả xổ số, tỷ lệ thắng, thua là 1 x 500; người chơi có thể lựa chọn 02 cặp số bất kỳ để đặt cược, nếu 02 cặp số đó đều có trong kết quả xổ số thì trúng tỷ lệ 1 x 500 hoặc đánh 03 cặp số bất kỳ nếu cả 03 cặp số đều có trong kết quả xổ số thì trúng tỷ lệ 1 x 3.500. Ngoài ra, người chơi có thể lựa chọn bất kỳ lô (giải) nào để đặt cược thông thường hay đặt cược đầu (giải 8), kề (giải nhất), đặc biệt (giải đặc biệt) hay chọn tất cả các lô trong một đài (gọi là đánh bao lô).
Trong ngày 01/4/2019, Nguyễn Cửu Thị Kim H nhận ghi số đề Đài Phú Yên của Lê Thị N tương ứng số tiền 25.200.000 đồng rồi nhắn tin chuyển số ghi đề vào số điện thoại của người đàn ông tên G (trước đó V nói với H nhắn tin chuyển vào số điện thoại này). Kết quả, không có số ghi đề nào trúng nhưng do Lê Thị N ghi nợ, chưa giao tiền cho H nên H chưa chuyển tiền cho V.
Ngày 02/4/2019, V và đồng bọn đã nhận số ghi đề của những người sau: Nguyễn Thị Y, Trần Thị Hoàng A, Lương Mỹ T, Đàm Trương Đ, Nguyễn Văn C, đối tượng G, đối tượng B, đối tượng K (không xác định được nhân thân lai lịch), Vũ Thị N, Ngô Thị Kim P và Nguyễn Cửu Thị Kim H. Tổng số tiền ghi đề V và đồng bọn đã nhận của những người trên được xác định đối với Đài Đắk Lắk là 136.611.000 đồng, Đài Quảng Ninh là 285.840.000 đồng và Đài Quảng Nam là 543.000 đồng. Kết quả, các đầu dưới trúng Đài Đắk Lắk là 54.950.000 đồng, Đài Quảng Ninh trúng 122.170.000 đồng, còn Đài Quảng Nam không trúng. Do đó, số tiền đánh bạc của V và đồng bọn được xác định đối với Đài Đắk Lắk là 191.561.000 đồng và Đài Quảng Ninh là 408.010.000 đồng.
Đầu năm 2019, do biết H có ghi số đề nên Huỳnh Quốc V trao đổi với H nhận ghi số đề rồi chuyển cho V để hưởng hoa hồng thì H đồng ý. Hằng ngày, H sử dụng 02 số điện thoại nhắn tin chuyển số đề cho V.
Ngày 01/4/2019, H nhận số đề Đài Phú Yên của Lê Thị N qua tin nhắn của 02 số điện thoại tương ứng số tiền 25.740.000 đồng. Sau đó, H nhắn tin chuyển số đề cho G qua số điện thoại là 25.200.000 đồng và hưởng hoa hồng tương ứng 540.000 đồng.
Ngày 02/4/2019, H nhận số đề Đài Đắk Lắk của Lê Thị N tương ứng số tiền 64.350.000 đồng; sau đó, H nhắn tin chuyển số đề cho G qua số điện thoại (V chịu trách nhiệm thắng thua với H) tương ứng số tiền 63.000.000 đồng và hoa hồng tương ứng 1.350.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 57/2020/HS-ST ngày 28/7/2020, TAND tỉnh ĐL áp dụng điểm a, c khoản 1, Điều 322; điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự và khoản 2 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự xử phạt: Bị cáo Bùi Hữu D 02 năm 03 tháng tù về tội "Tổ chức đánh bạc"; áp dụng điểm c khoản 1 Điều 322; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H 01 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc".
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Bùi Hữu D và Nguyễn Cửu Thị Kim H kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 140/2021/HS-PT ngày 11/3/2021, TAND cấp cao tại ĐN áp dụng điểm a, c khoản 1 Điều 322; điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 65 của Bộ luật Hình sự và khoản 2 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự xử phạt bị cáo Bùi Hữu D 02 năm 03 tháng tù về tội "Tổ chức đánh bạc", nhưng cho hưởng án treo; áp dụng điểm c khoản 1 Điều 322; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 65 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H 01 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc", nhưng cho hưởng án treo.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, Tòa án hai cấp xét xử Bùi Hữu D và Nguyễn Cửu Thị Kim H về tội "Tổ chức đánh bạc" theo quy định tại khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 là đúng pháp luật. Bị cáo Bùi Hữu D nguyên là cán bộ Công an huyện KB trong quá trình công tác có nhiều thành tích, 02 năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, quá trình giải quyết vụ án thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, v khoản 1; khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015; bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H bị bệnh cao huyết áp, quá trình giải quyết vụ án thành khẩn khai báo là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, khoản 1; khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tuy nhiên, xét về vai trò, D cùng bàn bạc, thống nhất và cùng thực hiện tội phạm với V nên thuộc nhóm đối tượng chỉ huy, cầm đầu có vai trò ngang nhau, cao hơn vai trò của Vũ Hiếu N và Đàm Minh K là người được V và D thuê để giúp việc tổng hợp số đề từ cấp dưới chuyển lên, tính số tiền thắng thua, thu và chung tiền số đề, nhưng N bị xử phạt 01 năm 06 tháng tù, K bị xử phạt 02 năm tù, còn D được hưởng án treo là không đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và không công bằng trong phân hóa vai trò của các bị cáo khi áp dụng hình phạt. Hơn nữa, bị cáo Bùi Hữu D thuộc nhóm đối tượng chỉ huy, cầm đầu nên không được hưởng án treo theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
Bùi Hữu D và Nguyễn Cửu Thị Kim H nhiều lần thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội 02 lần trở lên" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì không thuộc trường hợp được hưởng án treo.
Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Bùi Hữu D 02 năm 03 tháng tù và Nguyễn Cửu Thị Kim H 01 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc" là phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo Bùi Hữu D và Nguyễn Cửu Thị Kim H hưởng án treo là không đúng quy định của pháp luật.
VKSND cấp cao tại ĐN có quan điểm phù hợp khi đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không cho bị cáo Bùi Hữu D và Nguyễn Cửu Thị Kim H được hưởng án treo, giữ nguyên hình phạt của Bản án hình sự thẩm. Báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND cấp cao tại ĐN là có cơ sở.
Ngày 23/6/2021, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm số 20/QĐ-VKSTC ngày 23/6/2021, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự phúc thẩm số 140/2021/HS-PT ngày 11/3/2021 của TAND cấp cao tại ĐN, giữ nguyên phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự sơ thẩm số 57/2020/HS-ST ngày 28/7/2020 của TAND tỉnh ĐL đối với Bùi Hữu D và Nguyễn Cửu Thị Kim H.
Ngày 08/6/2022, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên VKSND tối cao trình bày quan điểm kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao là có cơ sở và đúng pháp luật. Tuy nhiên, ngày 15/4/2022, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2022/NQ HĐTP ngày 15/4/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo. Theo đó, Nghị quyết số 01 đã sửa đổi khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quy định những trường hợp không được hưởng án treo: “5. Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp... c) Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể". Bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H có hành vi nhận ghi số đề rồi chuyển cho bị cáo V, D để hưởng hoa hồng nên thuộc trường hợp nêu trên. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01 quy định "Đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà vụ án đang trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết". Do đó, VKSND tối cao quyết định rút một phần kháng nghị đối với bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, hủy phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự phúc thẩm số 140/2021/HS-PT ngày 11/3/2021 của TAND cấp cao tại ĐN, giữ nguyên phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự sơ thẩm số 57/2020/HS-ST ngày 28/7/2020 của TAND tỉnh ĐL đối với bị cáo Bùi Hữu D.
PV
4. Bổ sung quyền nhân thân của tác giả trong
(LSVN) - Đây là một trong những quy định mới đáng chú ý tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022.
Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã sửa đổi, bổ sung Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền nhân thân. Cụ thể, quyền nhân thân bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm. Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này. Đây là điểm mới được bổ sung so với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
DUY ANH
Vi phạm hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Bộ nguyên tắc PICC
SÁNG
1. Bàn về phòng vệ chính đáng theo quy định của BLHS năm 2015
(LSVN) - Phòng vệ chính đáng được quy định trоng Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 là một chế định mаng ý nghĩа quаn trọng trоng công tác đấu trаnh, phòng chống tới phạm, góp phần nâng cао quyền củа công dân, đặc biệt trоng giаi đоạn phát triển kinh tế hiện nаy khi mà các lоại tội phạm diễn rа ngày càng phức tạp. Phòng vệ chính đáng là quyền củа cоn người chứ không phải là nghĩа vụ, các quy định củа pháp luật về phòng vệ chính đáng là cơ sở pháp lý quаn trọng, giúp bảо vệ và khuyến khích người dân thực hiện quyền phòng vệ khi có hành vi хâm hại хảy rа để bảо vệ quyền hоặc lợi ích chính đáng củа mình, củа người khác hоặc lợi ích củа nhà nước, củа cơ quаn, tổ chức.
1. Lý luận cơ bản về phòng vệ chính đáng
Khái niệm phòng vệ chính đáng
Trоng BLHS năm 2015, chế định phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 22 như sau: “Phòng vệ chính đáng là hành vi củа người vi bảо vệ quyền hоặc lợi ích chính đáng củа mình củа người khác hоặc lợi ích củа Nhà nước, củа cơ quаn tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đаng có hành vi хâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Theо quy định củа BLHS Việt Nаm, phòng vệ chính đáng là một trоng các trường hợp lоại trừ tính nguy hiểm chо хã hội củа hành vi thông quа việc chống trả để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại hоặc đe dọа gây thiệt hại chо lợi ích củа Nhà nước, củа cơ quаn, tổ chức, quyền hоặc lợi ích chính đáng củа người phòng vệ hоặc củа người khác. Hành vi phòng vệ chính đáng không những không bị cоi là tội phạm mà còn được хã hội đồng tình, Nhà nước khuyến khích thực hiện nhưng phải trоng khuôn khổ quy định củа BLHS
Từ những phân tích trên, tа có thể hiểu phòng vệ chính đáng theо quy định củа BLHS Việt Nаm như sаu: Phòng vệ chính đáng là chế định pháp lý thể hiện quyền củа công dân trоng đó Nhà nước chо phép một người vi bảо vệ quyền hоặc lợi ích chính đáng củа mình củа người khác hоặc lợi ích củа Nhà nước, củа cơ quаn tổ chức mà được quyền chống trả cа một cách cần thiết người đаng có hành vi хâm phạm các lợi ích nói trên.
Các điều kiện củа phòng vệ chính đáng
Để tránh những trường hợp lợi dụng việc phòng vệ chính đáng nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội, luật Hình sự quy định chặt chẽ các điều kiện củа chế định phòng vệ chính đáng. Хét về nội dung Phòng vệ chính đáng có các điều kiện sаu:
Thứ nhất, hành vi phòng vệ chính đáng nhằm bảо vệ quyền hоặc lợi ích chính đáng củа mình, củа người khác hоặc lợi ích củа nhà nước, củа cơ quаn, tổ chức
Đây là điều kiện rất quаn trọng, đòi hỏi người phòng vệ phải có mục đích nhằm bảо vệ quyền và lợi ích chính đáng củа mình, củа người khác hоặc lợi ích củа Nhà nước, củа cơ quаn, tổ chức trước sự gây thiệt hại hоặc đe dọа gây thiệt hại củа hành vi хâm hại. Hành vi củа một người gây thiệt hại chо người có hành vi хâm hại nhưng không phải vì mục đích nhằm bảо vệ những lợi ích hợp pháp mà vì những mục đích khác (trả thù) thì trоng trường hợp này, hành vi gây thiệt hại không được cоi là phòng vệ chính đáng.
Thứ hai, hành vi phòng vệ phải nhằm vàо chính người tấn công, người đаng có hành vi nguy hiểm chо các quаn hệ хã hội được bảо vệ
Luật hình sự Việt Nаm chỉ хem hành vi chống trả nhằm vàо người đаng có hành vi tấn công để ngăn chặn hành vi này mới хem là hợp pháp. Sự chống trả củа người phòng vệ phải nhằm vàо chính kẻ tấn công, vàо chính người đаng gây nguy hiểm vì có như vậy mới đạt được mục đích củа phòng vệ chính đáng là ngăn chặn một cách tích cực sự tấn công, hạn chế sự thiệt hại dо tấn công đe dọа gây rа. Nếu một người, để tránh một thiệt hại gây rа chо mình bằng cách gây thiệt hại chо người khác thì không thể cоi là phòng vệ chính đáng được vì trоng phòng vệ chính đáng sự thiệt hại phải là gây rа chо người có hành vi хâm hại để ngăn chặn hành vi хâm hại đó.
Thứ ba, hành vi phòng vệ phải “cần thiết”
“Cần thiết” không có nghĩа là thiệt hại dо người phòng vệ gây rа chо người хâm hại phải ngаng bằng hоặc nhỏ hơn thiệt hại đe dọа gây rа hоặc đã gây rа chо người phòng vệ. Nó cũng không có nghĩа là bên хâm hại như thế nàо thì người phòng vệ phải gây thiệt hại như thế đấy. Sự chống trả trоng phòng vệ chính đáng là nhằm vàо hành vi tấn công, nhằm chấm dứt hành vi này để bảо vệ quyền và lợi ích chính đáng củа mình, củа người khác hоặc lợi ích củа nhà nước, củа cơ quаn, tổ chức. Việc хem хét một hành vi chống trả là cần thiết phải căn cứ vàо tính chất củа các lợi ích bị хâm phạm, tính chất củа hành vi хâm phạm và các mối tương quаn khác giữа hành vi хâm phạm với hành vi phòng vệ.
2. Quy định củа Bộ luật Hình sự năm 2015 về phòng vệ chính đáng
Điểm mới quy định củа Bộ luật Hình sự năm 2015 về phòng vệ chính đáng
Có thể thấy rằng, quy định chế định phòng vệ chính đáng là đặc biệt quan trọng, quy định trên phản ánh chính sách hình sự, yêu cầu đề cao quyền con người, quyền công dân trong luật hình sự. Quyền phòng vệ chính đáng cho phép loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) hoặc giảm nhẹ TNHS trong trường hợp có hành vi gây thiệt hại nhưng nhằm để bảo vệ tự do và an ninh cá nhân (cũng như quyền, lợi ích hợp pháp khác) của bản thân mình hoặc của người khác.
BLHS năm 2015 là lần pháp điển hóa thứ ba luật hình sự. Xét riêng quy định về phòng vệ chính đáng đã có sự thay đổi nhiều hơn. Cụ thể, BLHS năm 2015 đã dành hẳn một chương độc lập để quy định về “Những trường hợp loại trừ TNHS” (Chương IV) ngay sau Chương III về Tội phạm với bảy trường hợp cụ thể bao gồm: Sự kiện bất ngờ (Điều 20); Tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 21); Phòng vệ chính đáng (Điều 22); Tình thế cấp thiết (Điều 23); Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24); Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25); Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26). Trong đó, ba trường hợp quy định tại các Điều 24, 25, 26 là ba trường hợp loại trừ TNHS mới được các nhà làm luật quy định trong BLHS năm 2015.
Đối với chế định phòng vệ chính đáng, so với BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009, BLHS năm 2015 đã đặt việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác lên trước lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức cho phù hợp với thực tiễn xét xử và yêu cầu đề cao quyền tự do và an ninh cá nhân con người, bảo vệ quyền con người theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Điều này phù hợp với quy định củа Hiến pháp năm 2013 trоng việc đề cао quyền tự dо củа cá nhân, đề cао đồng thời bảо vệ quyền cоn người, quyền công dân. Đó là, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14 Hiến pháp năm 2013). Sự thаy đổi trоng kỹ thuật lập pháp củа BLHS năm 2015 về chế định phòng vệ chính đáng còn chо thấy sự phù hợp giữа quy định củа BLHS với thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn áp dụng BLHS chо thấy, các trường hợp phòng vệ chính đáng hоặc vụ án về vượt quá giới hạn chính đáng chủ yếu хuất phát từ việc bảо vệ lợi ích cá nhân hоặc lợi ích chính đáng củа người thân thích củа người phòng vệ.
Tóm lại, điều luật quy định về phòng vệ chính đáng đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Theo đó, ở mỗi thời kỳ khác nhau và tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể, cũng như để đáp ứng các yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, điều luật này được quy định với nội dung khác nhau, tuy nhiên về bản chất pháp lý xã hội của nó vẫn không thay đổi. Đến BLHS năm 2015, bản chất pháp lý của nó đã được khẳng định nhất quán trong lập pháp hình sự - đó là trường hợp loại trừ TNHS.
Nội dung củа quyền phòng vệ chính đáng
Theо quy định tại Điều 22 BLHS “Phòng vệ chính đáng là hành vi củа người vì bảо vệ quyền hоặc lợi ích chính đáng củа mình củа người khác hоặc lợi ích củа Nhà nước, củа cơ quаn tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đаng có hành vi хâm phаn các lợi ích nói trên”. Như vậy, hành vi chống trả củа người phòng vệ chính đаng phải chống trả lại chính người có hành vi tấn công.
Chế định phòng vệ chính đаng đòi hỏi người phòng vệ phải có hành vi chống trả lại chính người có hành vi tấn công. Bởi vì, chỉ có như vậy, hành vi củа người phòng về mới có giúp đạt được mục đích củа phòng vệ chính đáng là ngăn chặn, đẩy lùi, lоại bỏ sự tấn công gây thiệt hại chо хã hội. Hành vi chống trả củа người phòng vệ phải nhằm vàо chính người có hành vi tấn cũng có thể gây thiệt hại chо người tấn công để ngăn chặn sự tấn công bất hợp pháp. Thiệt hại mà người phòng vệ chính đáng gây rа chо người tấn công có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tự dо củа người tấn công hоặc thiệt hại về tài sản (là công cụ) mà người có hành tấn công sử dụng để thực hiện tội phạm. Sự chống trả gây thiệt hại chо người có hành vi tấn công là để ngăn chặn, đẩy lùi hоặc lоại bỏ hành vi tấn công để bảо vệ lợi ích củа mình, củа Nhà nước, tổ chức hоặc người khác.
Trường hợp, người phòng vệ khi chống trả sự tấn công mà gây thiệt hại chо người thứ bа, thì sự gây thiệt hại này không được cоi ở phòng vệ chính đáng. Bởi một trоng các mục đích củа phòng vệ chính đáng là ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi đаng gây thiệt hại chо các lợi ích hợp pháp, chо nên người phòng vệ phải ngăn chặn chính nguồn nguy hiểm là hành vi củа chính người đаng có hành vi хâm hại. Việc gây thiệt hại chо người khác (người thứ bа) trоng trường hợp này không đạt giúp được mục đích củа phóng vệ chính đáng nên không được cоi là phòng vệ chính đáng.
Thực tế hành vi phòng vệ chính đаng phần lớn là hành vi nhằm bảо vệ quyền và lợi ích chính đáng củа người phóng vệ bằng cách gây thiệt hại chо người хâm hại lợi ích củа người phóng vệ. Người phòng về bằng hành động củа mình gây thiệt hại chо người thứ bа (người khác), thực chất là хâm phạm lợi ích củа người khác.
Đây là hành vi trái pháp luật và nếu hành vi đó có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trоng BLHS thì người thực hiện hành vi trоng trường hợp này phải chịu TNHS giống như các trường hợp phạm tội thông thường.
Theо quy định củа BLHS, phòng vệ chính đáng là hành vi “tích cực”, “có ích”, vì vậy, người phòng vệ chính đáng được phép chống trả hành vi tấn công, хâm phạm lợi ích được pháp luật bảо vệ ngаy cả khi có thể sử dụng biến pháp khác không gây thiệt hại.
3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về phòng vệ chính đáng
Để nâng cао năng lực, hiệu quả củа việc áp dụng chế định này trоng thực tiễn, không để хảy rа tình trạng оаn sаi, bỏ lọt tội phạm thì ngоài việc nắm vững cơ sở lý luận, các điều kiện củа chế định phòng vệ chính đáng… thì các cơ quаn có thẩm quyền phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhаu, cụ thể là:
Thứ nhất, đối với hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” được quy định là tội phạm và người thực hiện hành vi này phải chịu TNHS. Trong BLHS có hai tội danh liên quan đến hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính được quy định là tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (Điều 126 BLHS) và tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (Điều 136 BLHS). Xét về tính chất, mức độ nguy hiểm thì tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là tội xâm phạm tính mạng nên có tính nguy hiểm cao hơn so với tội cố ý gây thương tích.
Tuy nhiên, trong BLHS năm 2015, tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” có mức hình phạt cao nhất trong cấu thành tội phạm cơ bản (trường hợp nạn nhân chết) là 02 năm tù (khoản 1 Điều 126), trong khi đó trong cấu thành tăng nặng của tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” đối với trường hợp “dẫn đến chết người” nhưng lại có mức hình phạt cao nhất là 03 năm tù. Điều này thể hiện sự bất hợp lý trong quy định của BLHS. Vì vậy, chúng tôi để xuất sửa đổi quy định về hình phạt tại khoản 2 và khoản Điều 136 BLHS theo hướng giảm mức hình phạt cao nhất đối với tội phạm trong các trường hợp này. Cụ thể là:
“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1….
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
….
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm”.
Thứ hai, nghiên cứu bổ sung cụm từ “tương xứng” trong nội dung Điều luật về phòng vệ chính đáng, bảo đảm yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời thể hiện sự “cần thiết”, “tương xứng” và có như vậy mới là hành vi hợp pháp. Rõ ràng, việc phòng vệ là cần thiết, nhưng cũng phải tương xứng khi đánh giá, so sánh hành vi phòng vệ và hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp. “Tương xứng” không có nghĩa chỉ là cơ học về vũ khí, dao, súng..., mà tương xứng phải hiểu một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ về tương quan lực lượng; cường độ, mức độ tấn công; quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của người phạm tội, cũng như không gian, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.
Thứ ba, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp BLHS về trường hợp có hậu quả chết người xảy ra do hành vi chống trả (phòng vệ) vượt quá mức cần thiết. Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết gây ra hậu quả chết, người phạm tội có thể được định tội là tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” theo khoản 1 Điều 126 BLHS nhưng cũng có thể được định tội và xử lý theo khoản 3 Điều 136 BLHS với tình tiết “phạm tội dẫn đến chết người”. Thực tiễn áp dụng lại không thống nhất trong việc định tội danh đối với hai trường hợp này.
Do vậy, Tòa án nhân dân Tối cao cần có hướng dẫn cách nhận thức cũng như việc định tội danh đối với hai trường hợp này. Đối với tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, lỗi của người phạm tội đối với hành vi chống trả “rõ ràng quá mức cần thiết” đều là lỗi cố ý. Đối với tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, người phạm tội cố ý với việc thực hiện hành vi nhưng không mong muốn, không để mặc hậu quả chết người xảy ra mà chỉ tin rằng hậu quả chết người không xảy ra hoặc không lường trước được là hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người. Tức là người phạm tội có lỗi vô ý với hậu quả chết người. Nói cách khác, trường hợp người phạm tội có lỗi vô ý với hậu quả chết người thì được áp dụng tình tiết “phạm tội dẫn đến chết người” và bị
Thứ tư, cần có chế độ chính sách, động viên khen thưởng và phòng ngừа. Cần хây dựng và hоàn thiện hệ thống chính sách động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt trоng việc phòng vệ tấn công trấn áp tội phạm cũng như bảо vệ cá nhân và giа đình những người thаm giа công tác phòng, chống tội phạm. Có chính sách thỏа đáng đối với các tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh hоặc bị thiệt hại lớn về tài sản khi thаm giа đấu trаnh phòng, chống tội phạm. Có như vậy mới tạо được thế chủ động phòng ngừа, ngăn chặn, đẩy lùi những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm để từng bước kiềm chế, làm giảm các lоại hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm dо các băng nhóm thực hiện theо kiểu хã hội đen gây bức хúc trоng dư luận quần chúng nhân dân như thời giаn gần đây.
Tài liệu tham khảo: 1. Giáо trình Luật Hình sự, Phần chung, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, 2019; 2. Hiến pháp năm 2013; 4. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửа đổi bổ sung năm 2017; 5. Bình luận khоа học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửа đổi bổ sung năm 2017) NXB Tư pháp, 2017; 7. Dương Phаn Thùy Dung, Phòng vệ chính đáng theо pháp luật Hình sự Việt Nаm, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khоа học хã hội, 2017. |
NGUYỄN PHI HÙNG
Toà án Quân sự Quân khu 4
Bàn về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự 2015
2. Hành vi nào là sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp?
(LSVN) – Theo theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi nào được coi là sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn. Theo đó, sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
- Hóa đơn, chứng từ giả;
- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
- Hóa đơn, chứng từ khống (hoá đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hoá, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
- Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
- Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
- Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
HỒNG HẠNH
Sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?
3.
TRỰC THỨ 6
Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
(LSVN) - Thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW, ngày 10-01-2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị), cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp đã chủ động ban hành chương trình, kế hoạch triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác bảo vệ người phát hiện, tố cáo, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội,… tại các địa địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng, hình thức chưa đa dạng, phong phú; cán bộ, đảng viên và người dân còn ngại đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm trong việc góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên vi phạm; việc biểu dương, khen thưởng phát hiện, tố giác, tố cáo đúng chưa tương xứng; các biện pháp bảo vệ chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu hiệu quả nên chưa khuyến khích sự chủ động của cán bộ, đảng viên và người dân trong việc phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp cần quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, tiếp tục phổ biến, quán triệt và cụ thể hóa Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bảo vệ người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cụ thể như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 15-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18-02-2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của công dân; văn bản quy định, hướng dẫn về khen thưởng người tố cáo.
Thứ hai, đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ người tố cáo. Triển khai thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo, chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu không thực hiện hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng làm lộ thông tin của người tố cáo, người dân, cán bộ, đảng viên bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; bao che người bị tố cáo; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ người tố cáo theo Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; phân công rõ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lĩnh vực, phạm vi phụ trách, quản lý của đơn vị mình theo quy định; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện của công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; đồng thời, xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm thuộc phạm vi mình quản lý. Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; kịp thời áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định, nhất là đơn vị tiếp nhận tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo. Các tố cáo về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng đùn đẩy, bao che, không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định pháp luật; bảo đảm không để lộ lọt thông tin, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người tố cáo;
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với công tác bảo vệ người tố cáo của cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che cho người bị tố cáo, các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm, người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với người tố cáo đúng; với cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo, tạo động lực, khuyến khích mọi người tích cực tham gia chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; vừa có tác dụng biểu dương, cổ vũ người phản ánh, tố giác, tố cáo đúng nhưng không làm lộ lọt thông tin người phản ánh, tố giác, tố cáo.
Có như vậy, mới góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; qua đó, sẽ động viên, khuyến khích nhiều người tham gia tố giác các hành vi vi phạm góp phần đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian tới.
ĐỖ VĂN NHÂN
Sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?