Theo đó, công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có sự vào cuộc của tất các cơ quan, hết sức khẩn trương, hiệu quả. Về phía Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội dành nhiều ưu tiên cho công tác hoàn thiện dự thảo Luật, chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục cả về nội dung và quy trình tổ chức.
Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều. So với dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp giữa 02 đợt của kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã bỏ 05 điều, hoàn thiện, chỉnh lý, sửa đổi 250 điều.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, bao gồm:
- Các nội dung thống nhất;
- Một số nội dung xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Một số nội dung cụ thể tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;...
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV tới đây sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo Chương trình phiên họp, sau khi tiến hành thảo luận, đại diện Chính phủ sẽ có báo cáo làm rõ một số nội dung tại phiên thảo luận, Chủ tọa phiên họp kết luận nội dung thảo luận.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Xem xét việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và tiến hành bế mạc Phiên họp thứ 29.
HÀ ANH (t/h)