/ Nhịp cầu doanh nghiệp
/ Bamboo Airways: Hơn 1 năm cất cánh với khoản nợ 205 tỉ

Bamboo Airways: Hơn 1 năm cất cánh với khoản nợ 205 tỉ

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Ngày 16/01/2019, Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airway) chính thức cất cánh, tham gia vào thị trường hàng không dân dụng Việt Nam. Sau hơn 1 năm vận hành, hãng bay của ông Trịnh Văn Quyết đã có khoản nợ 205 tỉ tiền dịch vụ sân bãi…

Theo kế hoạch của hãng này đưa ra, năm 2019 dự kiến đạtdoanh thu khoảng 866 triệu USD và sẽ tăng lên 1,777 tỷ USD vào năm 2021. Năm2021 cũng là thời điểm Bamboo Airways thu dòng lợi nhuận dương đầu tiên (khoảng32 triệu USD), tức là chỉ sau 3 năm cất cánh?

Tháng 8/2019, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời UBND tỉnh Bình Định về việc góp ý hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án của Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh cần rà soát, thẩm định các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật vận tải hàng không theo quy mô tăng thêm của Bamboo Airways để phù hợp với quy định Việt Nam và quốc tế.

Sau 3 tháng bay, Bamboo Airways lỗ 329 tỉ đồng.

Văn bản nêu rõ: Bamboo Airways chính thức cất cánh vào ngày16/01/2019, nhưng đã rầm rộ đề xuất tăng số lượng máy bay từ mức được phê duyệtlà 10 chiếc đến năm 2023 lên mức 22 máy bay ngay trong năm 2019, và 30 chiếc đến2023, với tổng mức đầu tư dự án cũng được tăng lên 8.300 tỉ đồng.

Tuy nhiên, hồ sơ điều chỉnh dự án kèm theo giấy chứng nhậnđăng ký của Bamboo Aiways do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp thay đổi lầnthứ 4 vào ngày 04/3/2019, Bamboo Airways đã có vốn điều lệ 1.300 tỉ đồng. Đặcbiệt, việc Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết tăng gấp 3 lần số máy bay,nhưng lại chưa thuyết minh được tính hiệu quả, đảm bảo cân đối dòng tiền.

Theo Bộ Tài chính, tính đến 30/4/2019, tức chỉ sau khoảng 3 tháng bay, Bamboo Airways lỗ 329 tỉ đồng. Doanh nghiệp mới bắt đầu khai thác kinh doanh, chưa đủ cơ sở để đánh giá hiệu quả. Trong khi đó, với tổng nguồn vốn 2.200 tỉ đồng nhưng khoản phải thu về trả cho vay ngắn hạn tại thời điểm 30/4/2019 lên tới hơn 1.062 tỉ đồng.

Trước đó, báo cáo tài chính năm 2018 của FLC (công ty mẹ củaHãng Bamboo Airways) đã được kiểm toán cho thấy tổng nợ phải trả doanh nghiệpnày lên tới 13.679 tỉ đồng, bằng 59% tổng tài sản, tỉ lệ nợ phải trả/vốn sở hữulên tới 146%.

Tính đến cuối năm 2019, Tập đoàn này có khoảng hơn 634 tỉ đồng tiền và các khoản tương đương tiền (gồm cả tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và có kỳ hạn). Trong khi các khoản phải thu về cho vay không tăng đáng kể so với năm trước.

Thay đổi lớn nhất ghi nhận trong báo cáo tài chính năm 2019của FLC chính là việc Tập đoàn đã chuyển nhượng 48,89% vốn tại hãng hàng khôngBamboo Airways trong Quý IV. Qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây từ 100% (cuốiQuý III) xuống 51,11% thời điểm đầu 2020.

Cũng trong Quý IV/2019, FLC đã tăng vốn hãng hàng không của mình từ 1.300 tỉ đồng lên 4.050 tỉ đồng qua 2 đợt. Tuy nhiên, tại các lần tăng vốn này 100% vốn sở hữu tại Bamboo Airways vẫn là vốn tư nhân trong nước.

Kết thúc năm 2019, Bamboo Airways thực hiện gần 20.000 chuyếnbay và vận chuyển xấp xỉ 3 triệu lượt khách. Lãnh đạo hãng này nhiều lần chia sẻtham vọng sẽ có 30% thị phần hàng không nội địa ngay trong năm 2020.

Theo kế hoạch của Bamboo Airways, hãng sẽ nâng số máy baytrong đội bay lên 50 chiếc trong năm 2020, trong đó có 12 chiếc Boeing 787-9 và38 chiếc thân hẹp dòng A320 của Airbus.

Tính đến cuối năm 2019, hãng hàng không của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã chiếm 10% thị phần hàng không Việt Nam. Dù vậy, trên nhiều diễn đàn, giới đầu tư đã tỏ ra nghi hoặc về kết quả kinh doanh có phần thần tốc của hãng hàng không non trẻ chỉ sau 1 năm cất cánh. Bởi chỉ mới 8 tháng trước thôi, Bộ Tài chính cho biết Bamboo Airways lỗ 329 tỉ đồng sau 3 tháng cất cánh.

Vào tháng 6/2019, tại Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn FLC, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết thông tin rằng hãng hàng không Bamboo Airways đang thua lỗ do phải duy trì bộ máy nhân sự và cơ sở hạ tầng lớn hơn quy mô khai thác thực tế, kỳ vọng đến Quý I/2020 hãng mới có thể có lãi.

Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết và CEO Đặng Tất Thắng.

Ngày 19/3/2020, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có văn bản số 976/TCTCHKVN-TCKT gửi Bộ GTVT và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về việc Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vi phạm hợp đồng, chậm thanh toán tiền dịch vụ và đang nợ 205 tỉ đồng.

Từ tháng 5/2019 đến nay, Bamboo Airways thường xuyên chậm thanh toán trung bình khoảng 42 ngày so với thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng đã ký kết. Tính đến hết ngày 18/3, Bamboo Airways đang nợ ACV hơn 205 tỉ đồng, văn bản của ACV nêu rõ: "Tổng số nợ quá hạn là hơn 178,7 tỉ đồng, bao gồm 107,3 tỉ đồng phí dịch vụ phục vụ hành khách, soi chiếu an ninh hành khách, hành lý mà Bamboo Airways đã thu hộ ACV. Số tiền còn lại là 71,3 tỉ đồng tiền dịch vụ phục vụ mặt đất, phục vụ cảng do ACV trực tiếp cung cấp cho Bamboo Airways".

Bên cạnh các khoản nợ trên, Bamboo Airways còn 25,7 tỉ đồng tiền nợ chưa tới hạn trả và 4,5 tỉ đồng tiền lãi quá hạn theo hợp đồng giữa hai bên. Do đó, ACV đề nghị Bộ GTVT và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam yêu cầu Bamboo Airways thanh toán số công nợ trên với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không và là đơn vị cấp phép vận hành hàng không cho Bamboo Airways.

Như vậy, chỉ sau hơn 1 năm cất cánh Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã có ít nhất 1 khoản nợ “nhìn thấy” với số tiền 205 tỉ đồng.

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 có nhiều phức tạp, mức độ lây lan rộng, ảnh hưởng nặng nề tới tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, ngành vận tải hàng không được đánh giá là chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh. Liệu những tính toán của lãnh đạo Bamboo Airways về tương lai phát triển của hãng hàng không này có thực hiện được, trong đó có việc sẽ niêm yết vào Quý II/2020 trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM?.

PV(T/h)

/tong-cong-ty-cang-hang-khong-viet-nam-doi-no-bamboo-airways-hon-200-ti-dong.html