/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Bàn về trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015

Bàn về trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015

17/04/2024 06:27 |

(LSVN) - Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ảnh minh hoạ.

Trong quá trình phát hiện, xử lý tội phạm thì pháp luật cho phép người có thẩm quyền hoặc mọi công dân đều có quyền bắt giữ người phạm pháp theo căn cứ, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử và các quy định pháp luật các nước, đồng thời phân biệt với trường hợp phòng vệ chính đáng, khắc phục “những nhầm lẫn pháp lý (giáp ranh giữa tội phạm và không phải là tội phạm), qua đó nâng cao nhận thức và phát huy tinh thần chủ động và tích cực của công dân trong công tác phòng, chống tội phạm.

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015:“gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạmvì thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội cũng là hành vi có ích cho xã hội, khác với trường hợp sự kiện bất ngờ hay tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, các nhà làm luật lại quy định hậu quả là người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự do không thỏa mãn dấu hiệu lỗi và dấu hiệu chủ th của tội phạm.

Bên cạnh đó, về trường hợp này, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2010 có quy định tạiĐiều 38 với tên gọi tương tự và nội dung như sau:

Điều 38. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Không phải là tội phạm khi gây thiệt hại cho người phạm tội trong lúc bắt giữ để trao cho các cơ quan quyền lực và để ngăn chặn khả năng thực hiện những tội phạm mới nếu không còn cách nào khác để bắt giữ người phạm tội và không vượt quá giới hạn các biện pháp cần thiết đối với hành động này.

Vượt quá giới hạn các biện pháp cần thiết để bắt giữ người phạm tội là sự không tương xứng rõ rệt các biện pháp này với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và với hoàn cảnh bắt giữ, khi không cần thiết gây ra thiệt hại quá mức cho phép đối với người bị bắt giữ. Sự vượt quá này phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ trong các trường hợp nếu cố ý gây thiệt hại.”

Do đó, khái niệm gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội có thể định nghĩa như sau:Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là trường hợp một người có hành vi bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc trốn tránh sự truy nã để giao họ cho cơ quan có thẩm quyền mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ nên hành vi đó không phải là tội phạm và người thực hiện được loại trừ trách nhiệm hình sự.”

Điều kiệnđược sử dụng vũ lực cần thiết

Bắt giữ người phạm tội là trường hợp bằng cách sử dụng vũ lực, gây thiệt hại cho họ là hành vi phù hợp với lợi ích xã hội vì việc làm này không chỉ giúp cơ quan nhà nước có điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà còn có tác dụng phòng ngừa họ phạm tội lại hoặc gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các điều kiện cho phép một người được sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ khi tiến hành bắt giữ họ như sau:

Cơ sở phát sinh việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là có người thực hiện hành vi phạm tội và được phép bắt giữ

Theo đó, ở đây có người thực hiện hành vi phạm tội và chủ thể có quyền được phép bắt giữ. Bởi l, chỉ khi chủ thể có quyền được phép bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội thì mới có khả năng (hay phát sinh khả năng) gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Chương VII Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định các chủ thể có quyền bắt người trong tố tụng hình sự. Trong đó, nếu là công dân (bất kỳ người nào) thì chỉ có quyền bắt người trong hai trường hợp là người phạm tội quả tang (người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện ti phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt - Điều 111 BLTTHS) và bắt người đang bị truy nã (Điều 112 BLTTHS 2015).

Người thc hiện quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội được phép sử dụng và lực để bt giữ và có thể gây thiệt hi trong giới hạn cho phép

Người thực hiện quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội được phép sử dụng và lực để bắt giữ và có thể gây thiệt hại trong giới hạn cho phép, nhưng hành động này là có ích, cần thiết và hợp pháp. Mặc dù vậy, để tránh sự tùy tiện, vô pháp luật, luật đòi hỏi việc sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội có thể gây thiệt hại nhưng thiệt hại chỉ trong giới hạn cho phép, hoàn cảnh, điều kiện bắt giữ cụ thể.

Việc gây thiệt hại cho người bị bắt giữ là biện pháp duynhất và bất đắc dĩ

Việc một người phải sử dụng vũ lực đối với người bị bắt giữ và gây thiệt hại cho họ phải là cách duy nhất để có thể bắt giữ được người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt hoặc người đang bị truy nã, để giải họ đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Việc sử dụng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ là cần thiết

Để đánh giá việc sử dụng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ là cần thiết đòi hỏi phải đánh giá khách quan, toàn diện và tổng thể các dấu hiệu sau:

- Mối tương quan giữa sự chống trả việc bắt giữ của người bịbắt giữ;

- Điều kiện, khả năng bắt giữ của người bắt giữ đặt trong hoàn cảnh cụ thể; công cụ, phương tiện của người bị bắt giữ;

- Không gian, thời gian, địa điểm diễn ra việc bắt giữ;

- Tình hình an ninh, trật tự nơi diễn ra việc bắt giữ;

Trên cơ sở này, mới có căn cứ để xác định chính xác mức độ là cần thiết hay không cần thiết.

Vượt quá mức cần thiết của việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”. Đây là trường hợp người bắt giữ đã sử dụng vũ lực để bắt giữ vượt ra khỏi phạm vi cho phép, quá mức cần thiết. Cụ thể là có việc sử dụng vũ lực rõ ràng là quá mức cần thiết cho việc bắt giữ nên hành vi gây thiệt hại cho người bị bắt giữ do sử dụng vũ lực không còn là hợp pháp.

Người gây thiệt hại này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự tương tự như trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể là trách nhiệm hình sự về tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (Điều 126) hoặc tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015) nhưng trách nhiệm hình sự trong các trường hợp này cũng được giảm nhẹ mức độ, do động cơ, mục đích của người vượt quá là vì lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của bản thân mình (thực hiện hành vi có ích cho xã hội).

Kiến nghị    

Đây là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội ở đây không chỉ hàm chứa việc bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội, mà còn cả người đang trốn tránh sự truy nã của cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, nội dung điều luật mới chỉ đề cập việc bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội”, trong khi cần ngăn chặn cả việc người phạm tội đang trốn tránh truy nã.

Do đó, cần bổ sung thêm mục đích việc bắt giữ là để chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất (Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân).

PHẠM MINH ĐÔ

Tòa án quân sự Quân khu 7

Một số quy định cần hoàn thiện nhằm thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất

 

Nguyễn Mỹ Linh