Bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhìn từ góc độ pháp luật hình sự

28/05/2018 09:55 | 5 năm trước

LSVNO - Nếu như Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 chỉ có một điều luật quy định về tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm” (Điều 190), với các hành vi săn bắt, giết, vận chuyể...

LSVNO - Nếu như Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 chỉ có một điều luật quy định về tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm” (Điều 190), với các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý, hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ, chế tài xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng, thì đến BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có hai điều luật điều chỉnh tội phạm này.

Theo đó, Điều 234 quy định về tội “Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã”;  Điều 244 quy định về tội “Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, với các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm… có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, phạt tiền đến 15 tỷ đồng; pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thả các cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên. Ảnh: ĐS&PL

Hiện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang gấp rút hoàn tất việc lấy ý kiến, ban hành các văn bản hướng dẫn thống nhất áp dụng các quy định của BLHS hiện hành, trong đó có liên quan đến tội phạm quy định tại Điều 244. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số bất cập, vướng mắc khi thực hiện quy định của BLHS, nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ để được hướng dẫn nhằm bảo đảm việc thực thi pháp luật thuận tiện hơn và hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm, bảo vệ các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Điều 244 BLHS năm 2015 quy định tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá th, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này; c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khi lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam; d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thtách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thđến 15 cá thđộng vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thgấu, h; d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc li dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; i) Buôn bán, vận chuyn qua biên giới; k) Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ th không th tách ri sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thđộng vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Slượng động vật hoặc bộ phận cơ th không thtách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; c) Từ 03 cá thvoi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ th không thtách rời sự sống của 03 cá thvoi, tê giác trở lên; 06 cá thgấu, htrở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hố trở lên; d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

…”.

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy một vài bất cập, vướng mắc sau:

Thứ nhất: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 244 BLHS hiện hành, chỉ cần có hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép… sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là đã cấu thành tội phạm này. Nhưng trên thực tế, để chứng minh vật chứng của vụ án là sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoàn toàn không đơn giản, không chỉ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn cả với các cơ quan giám định.

Chẳng hạn, đối với sản phẩm động vật đã qua chế biến, ví dụ xương hổ đã nấu thành cao (cao hổ), vấn đề cần chứng minh tang vật thu giữ được trong vụ án nghi là cao hổ có phải là cao được nấu từ xương hổ không, thật không đơn giản. Bởi, với “loại hàng” cấm này, để tối ưu hóa lợi nhuận, khi nấu họ pha trộn xương hổ với tỷ lệ nhất định khoảng 20 - 30%, còn lại là các loại xương động vật khác như gấu, chó bécgiê… Theo Y văn, xương hổ còn gọi là đại trùng cốtlão hổ cốt. Bộ xương hổ có tỷ lệ các thành phần cân đối và ổn định, do đó, có thể xác định sơ bộ tính chính xác của bộ xương cũng như tính giá trị của nó: xương đầu đủ răng chiếm 15%, bốn chân 52%, toàn bộ xương sống 14%, 13 đôi xương sườn 5,5%, xương chậu 5,5%, xương bả vai 4%, xương đuôi gồm 14 đốt trúc 2,2%, 2 xương bánh chè chiếm 0,45%. Về mặt cấu trúc, trong cao hổ cốt thật chứa chủ yếu là chất đạm (chất thịt), canxi dạng phosphat và nhiều khoáng chất khác.

Y học hiện đại phân tích cho thấy trong thành phần xương hổ (cao hổ) có chứa collagen, mỡ, canxi, phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphate, trong đó collagen là hoạt chất chính, gelatin của cao hổ chứa 17 amino acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 lần các loại xương động vật khác và tỷ lệ đạm toàn phần rất cao.

Đó là cao hổ cốt nguyên chất, còn với trường hợp đã bị pha trộn khi nấu với nhiều loại xương động vật khác, thì gặp nhiều khó khăn trong quá trình giám định, phân tích xác định chính xác mẫu vật được giám định đó, bởi thành phần đạm toàn phần trong cao hổ là 14,93 đến 16,66, tương đương cao gấu, cao khỉ, cao ban long (cao sừng hươu, cao gạc nai), tỷ lệ axít amin cũng tương tự. Như vậy, dựa vào cơ sở nào để kết luận cao đó được nấu từ xương gấu hay chó bécgie hoặc sừng hươu, gạc nai có pha trộn xương hổ?

Hoặc khi thu giữ tang vật là các đốt xương, nghi là xương của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đều phải trưng cầu giám định. Thông thường, các xương cánh tay của hổ, dân “buôn” đều khoét ở phần đầu khớp những cái lỗ dài mà dân thu mua xương hổ nấu cao thường gọi là lỗ nguyệt hay lỗ thông thiên, lấy đó làm tiêu chí để phân biệt xương hổ với xương các thú khác. Hay xương sọ gấu cũng có răng nanh như răng nanh hổ, do đó, đòi hỏi giám định viên phải là những chuyên gia nhiều kinh nghiệm thì mới có thể nhận ra được. 

Do vậy, để loại trừ trường hợp xương thật của hổ còn được cất giấu, “qua mặt” các cơ quan chức năng bằng việc thay thế loại cao khác thì còn là vấn đề nan giải, hy vọng được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu.

Thứ hai: Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có 03 lớp, 19 bộ và 32 họ; Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có 03 lớp và 12 bộ. Điều đó cho thấy, có nhiều loài động vật giữa 02 Danh mục này trùng nhau. Cụ thể:

-Tại Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Phụ lục I Nghị định 160/2013/NĐ-CP, trong 10 loài voọc được liệt kê có voọc mũi hếch;

          -Tại Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm - Nhóm I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, trong 13 loài voọc, cũng có voọc mũi hếch;

          -Tại Phụ lục I - Lớp động vật có vú (Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã) quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có loài voọc mũi hếch;

Vấn đề đặt ra, nếu người thực hiện hành vi săn bắt, buôn bán trái phép gồm: 02 cá thể voọc mũi hếch, 06 cá thể bồ nông chân xám, 05 cá thể rắn hổ chúa và 04 cá thể đồi mồi dứa; với số lượng động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị săn bắt, buôn bán trái phép như vậy, nhưng không thỏa mãn quy định về số lượng tại điểm a khoản 2 Điều 244 BLHS năm 2015, do đó, chỉ có thể điều tra, truy tố, xét xử người thực hiện hành vi này theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Mặc dù, cá thể voọc mũi hếch, bồ nông chân xám, rắn hổ chúa, đồi mồi dứa bị săn bắt, buôn bán trái phép tổng số lên đến 17 cá thể, nhưng cũng không thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội với số lượng lớn”, bởi theo quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015, nhà làm luật đã không quy định số lượng tang vật phạm tội bao nhiêu thì được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội với số lượng lớn”; “phạm tội với số lượng rất lớn”. Phải chăng đây là điểm hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm nhằm bảo vệ tốt hơn nhiều loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ.

Thứ ba: Cùng là loài động vật rừng nhưng vừa được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, vừa được liệt kê tại Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB thì xử lý hành vi xâm phạm đến loài động vật rừng này như thế nào cho phù hợp.

Xoay quanh vướng mắc này, có ý kiến cho rằng: Khoản 3 Điều 19 Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định: Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cp, quý, hiếm được xác định là loài ưu tiên bảo vệ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này. Do đó, với trường hợp loài động vật rừng vừa có tên trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, vừa có tên tại Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP) thì cũng được hiểu là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ.

Nhưng cũng có ý kiến khác cho là: Hầu hết loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được liệt kê trong các phụ lục kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP cũng là loài động vật rừng - đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, nội hàm của quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 160/2013/NĐ-CP vẫn không làm thay đổi vị trí loài động vật rừng cụ thể mà cơ quan chức năng đã sắp xếp trước đó trong các bảng phụ lục. Nghĩa là không được tùy tiện đưa loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ phụ lục IB sang phụ lục IIB và ngược lại.

Tuy nhiên, để pháp luật được hiểu và áp dụng thống nhất, rất cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm quan tâm xem xét vấn đề vừa đặt ra. Cụ thể: trường hợp một người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép với số lượng 04 cá thể tê tê Java (trung bình mỗi con cân nặng 07 kg), thì họ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Nếu bị xử lý hình sự, thì tội danh áp dụng đối với hành vi mà người đó đã thực hiện là tội phạm nào được quy định trong BLHS, cụ thể là tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234 hay tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo Điều 244?

Tại Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị đinh 32/2006/NĐ-CP, tê tê java (tên khoa học Mains javanica) được sắp xếp vào nhóm IIB. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB gồm các loài động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo giới buôn bán động vật hoang dã, tê tê java hiện nay trên thị trường có giá từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng/kg. Nếu chiếu Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP và quy định tại Điều 234 BLHS năm 2015, thì hành vi vận chuyển trái phép 04 cá thể tê tê Java trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều này, mức phạt tiền là hình phạt chính quy định từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Nghị định số 157/2013/NĐ-CP), hành vi vi phạm sau được xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự: Hành vi vi phạm gây hậu quả mà tang vật là động vật rừng nhóm IB vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại Điều 21, 22, 23 Nghị định này. Nghĩa là, nội dung quy định này chỉ đề cập hành vi xâm hại đến loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả mà tang vật là động vật rừng nhóm IB vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại Điều 21, 22, 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì mới chuyển sang xử lý hình sự. Hay nói cách khác, hành vi xâm hại đến loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB không bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Theo điểm c khoản 9 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120 triệu đồng đến 160 triệu đồng. Như vậy, hành vi vận chuyển trái phép 04 cá thể tê tê java trên cũng có thể áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính, mà không trái với quy định của pháp luật!?

  Tuy nhiên, BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Như vậy, với tình huống vừa nêu, chắc chắn các cơ quan chức năng không thể áp dụng quy định tại Nghị định 157/2013/NĐ-CP để xử phạt hành vi vi phạm hành chính nêu trên, mà phải chuyển hồ sơ và tang vật vi phạm sang cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 BLHS hiện hành.

     Thứ tư: Còn có sự chồng chéo giữa quy định của nghị định với thông tư về cùng một vấn đề liên quan đến bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

     Như trên đã đề cập, loài động vật rừng tê tê java tại Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP được sắp xếp vào nhóm IIB.

     Trong khi đó, tại Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNN, thì tê tê java được xếp vào bảng phụ lục I (phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời ban hành Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNN, thay thế Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2013 ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Theo đó, đã cụ thể hóa hơn, chi tiết hóa hơn quy định của Công ước mà Việt Nam là thành viên này. Danh mục gồm 03 phụ lục:

     + Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

     + Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

     + Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên CITES yêu cầu nước thành viên khác của CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

Tuy nhiên, sự chồng chéo việc xác định loài động vật rừng như trên đã chỉ ra, là điểm hạn chế cần khắc phục về kỹ thuật lập quy. Theo đó, thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ ban hành không được trái với nghị định của Chính phủ. Dù rằng, việc Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNN liệt kê loài tê tê java vào phụ lục I là phù hợp với Công ước CITES, nhưng sẽ tốt hơn và phù hợp hơn, nếu trước đó, Nghị định 32/2006/NĐ-CP được sửa đổi theo hướng bổ sung loài động vật rừng này từ nhóm IIB sang nhóm IB.

Một bất cập khác, đó là quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 157/2013/NĐ-CP được hiểu: Với đối tượng là động vật rừng thuộc nhóm IB (theo CITES), cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khi và chỉ khi hành vi vi phạm vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại Điều 21, 22, 23 của Nghị định này. Cụ thể:

- Về vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng, bao gồm hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật. Điểm c khoản 8 Điều 21 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi có tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Đây là giới hạn cao nhất của giá trị tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, có thể bị xử phạt vi phạt hành chính.

- Về vi phạm quy định vận chuyển lâm sản trái pháp luật, bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển nhưng không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển. Điểm c khoản 9 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Đây là giới hạn cao nhất của giá trị tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, có thể bị xử phạt vi phạt hành chính.

- Về hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước, bao gồm hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó. Điểm c khoản 9 Điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Đây là giới hạn cao nhất của giá trị tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, có thể bị xử phạt vi phạt hành chính.

Xoay quanh các quy định vừa trích dẫn và nghiên cứu quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015, ta thấy một số điều bất cập sau:

Một là: Việc xác định hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP còn nhiều hạn chế, chưa có sự đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu sự tương thích việc mô tả hành vi bị coi là vi phạm hành chính, mà nếu vượt quá giới hạn đó, bị coi là vi phạm đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự tại Điều 244 BLHS hiện hành. Cụ thể:

+ Hành vi bị coi là vi phạm hành chính được liệt kê tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP chưa bao gồm hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB hoặc phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp. Trong khi đó, hành vi khách quan mô tả tại điểm đ khoản 1 Điều 244 BLHS năm 2015 lại quy định đây là một trong các dấu hiệu định tội của tội phạm này.

+ Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 244 BLHS năm 2015, với trường hợp chủ thể của tội phạm thực hiện một trong các hành vi, như: săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vấn đề đặt ra, người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB hoặc phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp, thì có bị xử lý vi phạm hành chính không? Rõ ràng là không, vì Nghị định 157/2013/NĐ-CP chưa quy định loại hành vi đó là vi phạm hành chính trong bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Hai là, hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng; vận chuyển lâm sản trái phép; mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước, có thể bị xử phạt hành chính theo các quy định tương ứng của Nghị định 157/2013/NĐ-CP đều dựa vào giá trị của tang vật vi phạm làm căn cứ định lượng tiến hành xử phạt. Thực tế cho thấy, việc nhà làm luật “thiết kế” mức phạt tiền tương ứng với giá trị tang vật vi phạm của rất nhiều khoản của các Điều 21, 22, 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP là bất cập, vướng mắc rất lớn tồn tại lâu nay ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống loại hành vi vi phạm này, bởi ngay cả các cơ quan thực thi công vụ cũng không thể khẳng định chắc chắn rằng, giá trị tang vật vi phạm mà họ đưa ra để làm căn cứ áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính là hoàn toàn chuẩn xác! Loài động vật rừng thuộc nhóm IB, được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP là nhóm mà pháp luật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, căn cứ vào đâu để cơ quan chức năng xác định tang vật vi phạm hành chính con rùa hộp ba vạch có giá trị là 15 triệu đồng hay 30 triệu đồng? Tương tự như vậy, loài vượn đen tuyền tây bắc, có tên khoa học Nomascus (Hylobates) concolor, tang vật này, có giá trị chính xác là bao nhiêu triệu đồng? Phải chăng đây không những là vướng mắc mà còn là kẽ hở của pháp luật để dựa vào đó, các đối tượng vi phạm và cán bộ có thẩm quyền xử phạt đã bị “tha hóa” cấu kết, “mặc cả” với nhau theo hướng đôi bên cùng có lợi?!

Đã đến lúc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu rà soát và sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP theo hướng lấy số lượng tang vật vi phạm làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính mà không dựa vào giá trị của tang vật đó, có như vậy mới khắc phục được những bất cập, vướng mắc đang tồn tại, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đấu tranh, ngăn chặn hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang có nguy cơ biến mất khỏi hành tinh của chúng ta!

Thứ năm: Tại điểm g và điểm h khoản 2 Điều 244 BLHS năm 2015 có quy định tình tiết tăng nặng định khung hình phạt: “Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm”; “Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm”. Thật ra, tình tiết định khung vừa nêu đã được quy định tại Điều 190 BLHS năm 1999, nhưng vấn đề cần được quan tâm đó là, những công cụ, phương tiện săn bắt nào bị pháp luật cấm; khu vực nào, thời gian nào Nhà nước cấm việc săn bắt thì chưa được quy định chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, do đó, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nói chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, gần khu vực bảo tồn thiên nhiên,… là đối tượng dễ bị vi phạm quy định cấm của pháp luật về lĩnh vực này.

Việc cấm sử dụng các công cụ, phương tiện săn bắt thú rừng; khu vực cấm săn bắt,… được không ít cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (chẳng hạn như Quyết định số 3297/2005/QĐ-UBND ngày 02/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng súng săn; bảo vệ động vật hoang dã). Điều đó cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung cấm sử dụng công cụ, phương tiện săn bắt động vật hoang dã nói chung vừa có độ “tản mát” rất lớn, vừa không bảo đảm tính hiệu lực cao, ngoại trừ quy định tại Điều 6 Nghị định số 39-CP ngày 05/4/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thú rừng.

Để pháp luật được thực hiện nghiêm minh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương cần sớm nghiên cứu ban hành văn bản quy định thống nhất trong cả nước về các công cụ, phương tiện bị cấm đưa vào săn bắt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, cũng như khu vực bị cấm săn bắt và thời gian trong năm cấm khai thác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chấp hành pháp luật của người dân nói chung và việc thực thi pháp luật của cơ quan chức năng nói riêng.

Ths Lê Văn Sua