(LSVN) – Liên quan đến dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (lần thứ 5) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật sư kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung quy định đảm bảo quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động tố tụng nhằm góp phần đảm bảo tính khả thi khi Pháp lệnh được ban hành.
(LSVN) - Ngày 14/3/2022, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND TP. Tuy Hòa về vụ “Tranh chấp xác định cha con” giữa nguyên đơn là anh Đ. (trú tại huyện L. tỉnh Vĩnh Long), bị đơn là ông K. (đã chết năm 2020 tại TP. Tuy Hòa). Việc Tòa án xác định người đã chết là bị đơn để ra bản án xác định bị đơn là cha của nguyên đơn là vi phạm thủ tục giải quyết việc hôn nhân gia đình (xác định cha - đã chết cho con) sai thẩm quyền, xác định sai tư cách người tham gia tố tụng.
(LSVN) - Ngày 14/3/2022, TAND tỉnh Phú Yên đã xử phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND TP. Tuy Hòa về vụ “Tranh chấp xác định cha con” giữa nguyên đơn là anh Đ. (trú tại huyện L. tỉnh Vĩnh Long), bị đơn là ông K. (đã chết năm 2020 tại TP. Tuy Hòa). Việc Tòa án xác định người đã chết là bị đơn để ra bản án xác định bị đơn là cha của nguyên đơn là vi phạm thủ tục giải quyết việc hôn nhân gia đình (xác định cha (đã chết) cho con) sai thẩm quyền, xác định sai tư cách người tham gia tố tụng.
(LSVN) - "Vụ án này là bài học xương máu, là lời cảnh tỉnh cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật để không xảy ra các vụ án tương tự trong tương lai. Nhân được nói “lời cuối cùng”, cho bị cáo được cúi đầu xin lỗi trước lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chính quyền, Đảng bộ nhân dân tỉnh Khánh Hòa vì sự lầm lỗi, không hoàn thành nhiệm vụ và sự tin cậy đã dành cho bị cáo", ông Nguyễn Chiến Thắng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trình bày lời nói sau cùng tại tòa.
(LSVN) - Trong thần linh ánh sáng của đêm huyền diệu tưởng nhớ người Nhạc sĩ tài hoa, bất chợt tôi nhìn thấy vầng trăng đơn độc cuối bầu trời đen thẳm dường như vẫn đeo đuổi từ lúc tờ mờ sáng khi vợ chồng tôi chơi golf cùng hai người bạn trên sân golf Sông Bé, được cảm nhận ánh trăng còn bàng bạc trên bầu trời khi bình minh chưa ló rạng. Lòng tôi rung lên lời bài hát “Từ khi trăng là nguyệt” tự khi nào không biết…
(LSVN) - Cứ mỗi lần vào TP. Hồ Chí Minh, một trong những người nhất định tôi sẽ thăm là vợ chồng Luật sư Giã Hoàng Nhựt, với tình cảm thân thiết, chân tình. Gặp nhau bây giờ cười vui, trò chuyện râm ran nhưng khởi đầu của mối thâm tình ấy lại bắt đầu từ hoạn nạn kinh hoàng của ông Nhựt…
(LSVN) - Thực tiễn cho thấy số lượng kháng nghị phúc thẩm án hành chính được ban hành còn ít hơn so với tổng số án hủy sửa, đặc biệt là trong các vụ án bị kháng cáo có vi phạm pháp luật về nội dung, thủ tục tố tụng nhưng VKSND cùng cấp chưa phát hiện để kháng nghị kịp thời, vẫn còn những kháng nghị chưa vững chắc, không được Tòa chấp nhận. Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm sát án hành chính, VKSND Tối cao ban hành thông báo về một số kinh nghiệm phát hiện vi phạm tại bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án hành chính để thực hiện quyền kháng nghị.
(LSVN) - Ngày 10/3, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu của những người thừa kế của người bị giam oan trong vụ án giết người 41 năm trước, buộc VKS tỉnh này phải bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng.
(LSVN) – Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã có dịp ghi lại những tâm sự về đời, về nghề cũng như những nhiệt huyết của nữ Luật sư trong quá trình hành nghề. Với họ, được trở thành nữ Luật sư là một niềm vinh hạnh lớn.
(LSVN) - Chiều 07/01/2022, sau hai ngày xét xử, Hội đồng xét xử TAND TP. Cần Thơ do Thẩm phán Nguyễn Quyến - Chánh tòa Gia đình và người chưa thành niên, TAND TP. Cần Thơ - làm chủ tọa đã tuyên 06 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” gây thiệt hại hơn 300 tỉ đồng tại Agribank Cần Thơ vô tội. Sự kiện này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, thậm chí nhiều ý kiến còn khẳng định, đây là “điểm son trong lịch sử tố tụng” ở Việt Nam.
(LSVN) - Năm Tân Sửu sắp qua đi và một mùa Xuân mới – Xuân Nhâm Dần lại về. Trước thềm xuân mới, lòng mỗi người lại rộn lên những cảm xúc về sự giao mùa của Trời Đất theo quy luật của vạn vật tự nhiên. Nhìn lại một năm qua, đại dịch Covid-19 là một biến cố, một tai họa đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của loài người, của mỗi người trên trái đất này. Trầm tĩnh lại, ta có thể gặt hái được nhiều bài học quý báu để tự điều chỉnh hành vi của mình với những khát vọng mới, nghị lực mới trong tư duy mà cha ông đã dạy “thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”, tạo cho toàn xã hội cũng như mỗi người một lối sống mới trước đại dịch Covid-19 theo phương châm sống chung với nó để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội trong từng quốc gia, dân tộc. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó của xã hội loài người.
(LSVN) - Năm Tân Sửu sắp qua đi và một mùa Xuân mới – Xuân Nhâm Dần lại về. Trước thềm xuân mới, lòng mỗi người lại rộn lên những cảm xúc về sự giao mùa của Trời Đất theo quy luật của vạn vật tự nhiên. Nhìn lại một năm qua, đại dịch Covid-19 là một biến cố, một tai họa đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của loài người, của mỗi người trên trái đất này. Trầm tĩnh lại, ta có thể gặt hái được nhiều bài học quý báu để tự điều chỉnh hành vi của mình với những khát vọng mới, nghị lực mới trong tư duy mà cha ông đã dạy “thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”, tạo cho toàn xã hội cũng như mỗi người một lối sống mới trước đại dịch Covid-19 theo phương châm sống chung với nó để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội trong từng quốc gia, dân tộc. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó của xã hội loài người.
(LSVN) - Luật sư, Tiến sĩ Phan Trung Hoài là một trong 67 Luật sư đầu tiên gia nhập Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh (10/1989), kiêm nhiệm Trưởng ban Chính trị xã hội Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh. Năm 1995, ông chuyển sang hoạt động Luật sư chuyên nghiệp. Hiện, ông là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Trung Hoài, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), thành viên Hội đồng Tư vấn án lệ Tòa án nhân dân Tối cao. Là một Luật sư giàu kinh nghiệm nghề và có nhiều thời gian gắn bó với hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hướng đến chào mừng Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ III, ông muốn gửi đến độc giả Tạp chí Luật sư Việt Nam đôi điều tâm sự về nghề qua bài viết dưới đây.
(LSVN) - Liên đoàn Luật sư Việt Nam từ những năm vừa thành lập đã rất quan tâm đến việc xây dựng các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Quy tắc đạo đức) được Hội đồng Luật sư toàn quốc thông qua, ban hành theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011. Qua gần 10 năm áp dụng, thực hiện từ thực tiễn đã phát sinh những vấn đề cần được bổ sung, hoàn thiện. Do đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã xây dựng hoàn thiện Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Bộ quy tắc đạo đức), được Hội đồng Luật sư toàn quốc thông qua, ban hành theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019, thay thế Quy tắc đạo đức.
(LSVN) - Thế là đã 12 năm kể từ ngày Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập. Có thể nói 12 năm qua, Liên đoàn thật sự là “ngôi nhà chung” của giới Luật sư Việt Nam, đúng như tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các Luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn; thực hiện chế độ tự quản của tổ chức Luật sư trong phạm vi cả nước nhằm xây dựng các giá trị chuẩn mực của Luật sư Việt Nam, phát triển đội ngũ Luật sư có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
(LSVN) - Nhiệm kỳ qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Liên đoàn) đã có bước phát triển rất đáng ghi nhận. Công tác tổ chức từ Liên đoàn đến các Đoàn Luật sư địa phương (ĐLS) được củng cố, phát triển, các Ủy ban của Liên đoàn đã có nhiều chương trình hành động thiết thực, cụ thể tham gia cải thiện môi trường hoạt động thuận lợi hơn cho Luật sư, vừa đóng góp vào các chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, cho hoạt động tư pháp nói riêng.
(LSVN) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với những thắng lợi vẻ vang của cách mạng dân tộc và những bước phát triển của đất nước, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cùng đội ngũ Luật sư Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của nghề Luật sư trong xã hội.
(LSVN) - Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III diễn ra trong bối cảnh đất nước đạt được nhiều thành quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các mặt, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đồng thời cũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen nhau. Tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; thiên tai, biến đổi khí hậu, diễn biến dịch bệnh Covid-19 mang tính toàn cầu đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước.
(LSVN) – Có thể nói, công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp (bao gồm công tác xã hội của Luật sư) đã và đang góp phần đa dạng hoá các lĩnh vực công tác xã hội, nâng tính chuyên nghiệp của hoạt động công tác xã hội và đề cao sự tôn trọng của xã hội đối với vấn đề này, nhất là trong lĩnh vực tư pháp.
(LSVN) - Để hạn chế án oan – sai trong tố tụng hình sự, điều trước tiên các cơ quan tiến hành và những người tiến hành tố tụng là phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện đúng luật đảm bảo đầy đủ các quyền của người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án.
(LSVN) - Vinh quang, tự hào thì chắc chắn luôn song hành với sự vất vả, hy sinh, nhất là khi đã đặt chân vào con đường bảo vệ công lý. Do vậy, những người hành nghề Luật sư cần xác định đây là một điều tất yếu để có thể vững tâm với nghề.
(LSVN) - Luật sư phải hành nghề bằng sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, coi việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng như bảo vệ quyền lợi cho chính mình, không chùn bước trước những khó khăn, có lòng trắc ẩn, sự dũng cảm, tinh thần nghĩa hiệp trong quá trình đi tìm và bảo vệ công lý, lẽ phải và sự công bằng cho khách hàng.
(LSVN) - Tôi đến với nghề Luật sư lúc đầu chỉ với mong muốn tìm hiểu những điều đặc biệt từ nghề, rồi sau đó, theo năm tháng rong ruổi với những vụ án trên nhiều nẻo đường đất nước, tôi đã đồng cảm và chia sẻ với biết bao thân phận pháp lý, với bao nỗi niềm buồn vui, đến nay tôi có thể tự hào với nghề nghiệp và thiên sứ cao cả của mình.
(LSVN) - "Kỷ niệm Ngày truyền thống năm nay, dù không phải là tròn 05 năm, 10 năm, bên cạnh đó cũng do những hạn chế bởi dịch Covid-19 mà giới Luật sư đã không thể tổ chức những hoạt động kỷ niệm sôi nổi. Nhưng tôi tin rằng, bằng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp và những kỹ năng đã được đào tạo và rèn luyện, giới Luật sư chúng ta ngày càng trưởng thành, luôn vững tin với quyết tâm của mình và đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng, góp phần làm cho nền tư pháp nước nhà ngày càng ổn định và phát triển vững chắc".
(LSVN) - Nghề Luật sư vốn là nghề rất gian khổ, nguy hiểm đến khốc liệt. Tôi trân quý tất cả các đồng nghiệp nên cũng được các đồng nghiệp trân quý lại.
(LSVN) - Nghề Luật sư đem lại sự công bằng, công lý, xây dựng niềm tin vào pháp luật trong cộng đồng. Với sứ mệnh của mình, các Luật sư luôn không ngừng nỗ lực, phát huy những truyền thống tốt đẹp của nghề Luật sư, nâng cao trình độ chuyên môn, giữ vững tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm công bằng, công lý trong xã hội, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
(LSVN) - Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của TAND Tối cao quy định trường hợp tòa đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do “nguyên đơn không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác thì nguyên đơn không có quyền kiện lại” là hạn chế quyền khởi kiện lại. Việc này là hạn chế quyền con người, quyền công dân trong hành trình tiếp cận công lý, đặc biệt quyền lợi hợp pháp của người nghèo, người yếu thế không được Tòa án bảo vệ.
(LSVN) - Nhiều ý kiến không đồng ý nội dung giải đáp của TANDTC tại Công văn số 02/TANDTC-PC về trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do: "Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác" thì nguyên đơn không có quyền khởi kiện lại.
(LSVN) - Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, từ tính thiết yếu của dịch vụ Luật sư trong xã hội, xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động bào chữa, bảo vệ, hoạt động hỗ trợ pháp luật của Luật sư trong hoàn cảnh đặc biệt khi phải thực hiện việc giãn cách xã hội để chống dịch, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định Luật sư là nhóm đối tượng được tiếp tục hoạt động để cung cấp dịch vụ pháp lý trong thời gian giãn cách xã hội. Chỉ thị số 16/CT–TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2601/VPCP – KGVX ngày 30/4/2020 của Văn phòng Chính phủ đã quy định cụ thể vấn đề này.
(LSVN) - Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, từ tính thiết yếu của dịch vụ Luật sư trong xã hội; xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động bào chữa, bảo vệ, hoạt động hỗ trợ pháp luật của Luật sư trong hoàn cảnh đặc biệt khi phải thực hiện việc giãn cách xã hội để chống dịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định Luật sư là nhóm đối tượng được tiếp tục hoạt động để cung cấp dịch vụ pháp lý trong thời gian giãn cách xã hội. Chỉ thị số 16/CT–TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2601/VPCP – KGVX ngày 30/4/2020 của Văn phòng Chính phủ đã quy định cụ thể vấn đề này.