Cạnh tranh nghề nghiệp và xung đột lợi ích khi hành nghề Luật sư

(LSVN) - Theo Quy tắc 19 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Bộ Quy tắc đạo đức) quy định: “Luật sư không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng nghiệp”. Ngoài ra, tại Mục 15 Bộ Quy tắc đạo đức có quy định về xung đột lợi ích khi hành nghề Luật sư và các trường hợp Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc khi có dấu hiệu xung đột lợi ích.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân vẫn phải tuân thủ quy tắc và đạo đức hành nghề

(LSVN) - Mục 23.1 Quy tắc 23, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không để bị chi phối bởi các yêu cầu, quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức để làm trái pháp luật, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư”.

Luật sư không được sử dụng các chức danh khác ngoài danh xưng Luật sư để mưu cầu lợi ích

(LSVN) - Khách hàng A đến gặp Luật sư B nhờ tư vấn vụ việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Trong quá trình tư vấn, Luật sư B có giới thiệu mình nguyên là Thẩm phán nên có quen biết với các Thẩm phán tham gia giải quyết vụ việc của khách hàng A để tạo niềm tin cho khách hàng A ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Vậy hành vi của Luật sư B có vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư không?

Người tập sự hành nghề Luật sư có trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng không?

(LSVN) - Tôi là người tập sự hành nghề Luật sư tại Văn phòng Luật sư A. Trong quá trình tập sự, tôi có chứng kiến và biết được một số thông tin của khách hàng. Luật sư đã yêu cầu tôi không được tiết lộ thông tin về khách hàng, sự việc xảy ra tại văn phòng cho người khác biết. Vậy tôi là người tập sự hành nghề Luật sư thì có trách nhiệm phải bảo mật thông tin khách hàng không?

Sửa đổi, bổ sung quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật Luật sư

(LSVN) - Thực hiện chức năng tự quản nghề Luật sư và hoạt động Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện. Trong đó, quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với Luật sư hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định số 203/QĐ-HĐLSTQ ngày 19/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc về việc ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật (gọi tắt là Quy chế 203). Cùng với Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các văn bản nội bộ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy chế 203 là văn bản quan trọng, thống nhất điều chỉnh về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư. Thực tiễn cho thấy, kể từ khi có hiệu lực thi hành, Quy chế 203 đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư và hoạt động hành nghề Luật sư.

Rà soát công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng

(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới quy định: “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”.