Lừa đảo ‘chạy án’: Vì sao nhiều người vẫn nhẹ dạ cả tin đến mức bị lừa?

(LSVN) - Trong các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu thì tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng phát triển và diễn biến phức tạp. Ngoài những tội phạm truyền thống là lừa đảo thông qua các hoạt động, giao dịch trong đời sống xã hội thì lừa đảo trên không gian mạng cũng ngày càng phát triển gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tình hình tội phạm xâm phạm quyền sở hữu nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết để chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, làm cơ sở để đấu tranh với tình hình tội phạm.

Trọng tài thương mại quốc tế và vấn đề luật áp dụng

(LSVN) - Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp rất mềm dẻo ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, cũng chính tính mềm dẻo này lại đặt ra các vấn đề về luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài, tố tụng trọng tài, nội dung tranh chấp… Việc phân định những trường hợp, hay những nội dung mà các bên có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng với những nội dung mà các bên không thể chọn luật áp dụng cũng đáng được lưu tâm. Ngoài ra, một câu hỏi khác cũng cần được đặt ra: đối với những vấn đề mà các bên không được quyền chọn luật áp dụng và trong những trường hợp các bên được quyền chọn nhưng đã không chọn luật áp dụng thì liệu trọng tài có phải áp dụng quy phạm xung đột để xác định luật áp dụng như tòa án hay không? Khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp thì ai phải chứng minh nội dung pháp luật và liệu trọng tài có phải tính đến trật tự công hay không, và nếu có thì đó là trật tự công của nước nào? Pháp luật trọng tài thương mại của Việt Nam dường như chưa quan tâm thích đáng đến các khía cạnh quốc tế của các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài nên chưa hoặc không có câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi trên.

Căn cứ pháp lý được Luật sư đưa ra trong vụ xét xử nam tiếp viên hàng không làm lây lan dịch bệnh

(LSVN) - Liên quan đến vụ án nam tiếp viên hàng không Dương Tấn Hậu (sinh năm 1992, ngụ huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh) làm lây lan dịch bệnh Covid-19. Dự kiến vào hôm nay (ngày 30/3), TAND TP. Hồ Chí Minh sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm bị cáo về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo điểm c, khoản 1, Điều 240 Bộ luật Hình sự.

Hàng lậu, hàng giả tung hoành livestream: Cần quy định chế tài xử phạt ở mức cao hơn

(LSVN) - Việc nhiều cá nhân, tổ chức buôn bán các mặt hàng không được nhập khẩu chính ngạch, không có hóa đơn chứng từ, hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Hermès, LV, Chanel, công khai trên các các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo hay trên các website thương mại điện tử, các sàn giao dịch thương mại điện tử thì theo quy định của pháp luật Việt Nam được coi là hành vi vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả.

Một số vấn đề về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 'Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội'

(LSVN) - “Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm l khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự. Sở dĩ pháp luật hình sự quy định như vậy là do tính chất, mức độ nguy hiểm của việc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội cao hơn so với phạm tội trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, khi áp dụng tình tiết này, việc xác định các điều kiện thể hiện sự lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội vẫn còn chưa thống nhất trong nhận thức và áp dụng.

Pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội khi có dịch Covid-19: Thực tiễn và kiến nghị

(LSVN) - Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp (DN) đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, buộc lòng cho nhân viên ngừng việc, và có trả tiền lương ngưng việc theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số DN “lách luật” bằng cách để người lao động (NLĐ) viết đơn nghỉ việc không hưởng lương, dẫn đến việc tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), thậm chí người sử dụng lao động (NSDLĐ) còn vi phạm pháp luật lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước quy định tại khoản 2, Điều 36, Bộ luật Lao động 2019.