Ảnh minh họa.
Cụ thể, tại tờ trình gửi Thủ tướng, UBND tỉnh Nam Định khẳng định việc đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) là khó khả thi. Điều kiện ngân sách của Nam Định cũng rất khó khăn, không cân đối được nguồn vốn cho dự án. Do đó, tỉnh kiến nghị Chính phủ chuyển đổi hình thức đầu tư dự án sang đầu tư công 100%, sử dụng nguồn vốn từ Chương trình và ngân sách Trung ương.
Trong danh mục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình, số vốn bố trí cho cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng giai đoạn 2022-2023 là 1.100 tỉ đồng (khoảng 5% khối lượng công trình). UBND tỉnh Nam Định cũng đề xuất Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét bổ sung vốn để hoàn thành cho toàn tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng. Theo đó, giai đoạn 2022-2023, dự kiến nhu cầu vốn là 10.000 tỉ đồng để phục vụ khảo sát, tư vấn thiết kế, bồi thường giải phóng mặt bằng, ứng vốn thi công cho nhà thầu… 9.080 tỉ đồng còn lại được bố trí vào năm 2024.
Ngoài ra, UBND tỉnh Nam Định đề xuất Thủ tướng giao cho 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình làm chủ đầu tư đoạn đi qua địa phương mình. Trong đó, Nam Định làm chủ đầu tư thực hiện đoạn tuyến 31km trên địa bàn tỉnh, gồm 2 cầu vượt sông Đáy và sông Hồng.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng dài 109km, được đầu tư 4 làn xe vào giai đoạn trước năm 2030. Trước đó, Thủ tướng đã chấp thuận cho tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu dự án này theo hình thức PPP vào năm 2017.
PV
Hà Nội rà soát, tăng cường tiêm vaccine cho các đối tượng nguy cơ mắc Covid-19