Ảnh minh họa.
Điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Trường hợp người lao động tại đơn vị bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, nếu được đoàn điều tra tai nạn lao động kết luận là tai nạn lao động và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định nêu trên.
Mặt khác, tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Do đó, thời gian điều trị tai nạn lao động lần đầu, người lao động tại đơn vị không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Trường hợp người lao động bị tai nạn do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động ngoài việc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015 vẫn phải thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh, lao động bao gồm cả việc giới thiệu để người lao động đi khám giám định y khoa và lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động.
Có thể thấy, BHXH sẽ không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
NGỌC ANH
Đề xuất mới về phương pháp xác định các yếu tố hình thành giá cơ sở xăng dầu