Những trường hợp nào phải phá dỡ nhà ở?

02/05/2022 16:41 | 2 năm trước

(LSVN) – Tôi muốn hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, những trường hợp nào phải phá dỡ nhà ở? Bạn đọc A.T có hỏi.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS cho biết, Điều 92 Luật Nhà ở 2014 đã quy định cụ thể các trường hợp phải phá dỡ nhà ở bao gồm:

1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.

3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Bên cạnh đó, Điều 110 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Cụ thể, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Luật Nhà ở 2014. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều 100 theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

Ngoài ra, nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.

PV

Bàn về tội ‘Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh’ trong BLHS 2015