(LSO) – Cùng với những lợi ích thiết thực, mạng xã hội đang đem lại những hậu quả vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người. Và trong đó, con trẻ cũng trở thành nạn nhân, chủ đề bàn tán của nhiều người.
Xung quanh câu chuyện cháu bé học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng bị cô giáo nêu tên vì đi học sớm được dư luận thời gian qua, tôi không dám bàn luận ai đúng, ai sai trong việc này. Tuy nhiên, công bằng mà nói, trong sự việc này cả giáo viên và phụ huynh đều sai. Sai ở chỗ, người lớn đang vì sự ích kỷ của bản thân mà vô hình trung đã biến con trẻ trở thành nạn nhân của mạng xã hội; khiến cả xã hội “đổ dồn” sự chú ý vào ánh mắt thơ ngây của con trẻ.
Xét công bằng, về phía nhà trường đã đưa ra quy địnhcấm học sinh vào lớp học trong khi các học sinh bán trú khác đang nghỉ trưa làđúng. Bởi, như Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Đại học sư phạm Hà Nội nói đây là thời điểm“rất riêng tư” của con trẻ, và các cháu cần được tôn trọng trong thời điểm này.
Việc cô giáo chụp ảnh các cháu đi học sớm rồi đưalên mạng xã hội là một điều đáng trách, bởi đây không phải là nơi để đưa hình ảnhcác cháu lên – nhất là với mục đích chỉ “để cho phụ huynh biết”.
Sự việc đi quá xa khi mẹ của cháu bé chụp ảnh cháuđưa lên mạng xã hội, rồi các tài khoản cá nhân khác theo đó “truyền tin” là mộtviệc làm rất vô cảm, vì mục đích “lên tiếng” bảo vệ các cháu (giả sử sự việcđúng như phản ánh).
Ngay sau đó, lại chính Chủ tịch UBND TP. Hải Phòngđích thân xuống tận cơ sở để giải quyết sự việc lại càng khiến dư luận quantâm, đẩy sự việc đi xa “thêm một bước”. Phải chăng, các ngành chức năng địaphương (UBND phường, Phòng Giáo dục, UBND quận…) không giải quyết nổi một sự việc“cỏn con” mà phải cần đến sự “ra tay” của chính quyền cấp thành phố?.
Sau cuộc làm việc “ba bên”, UBND TP. Hải Phòng ra kếtluận nhưng lại “sai lệch” với nội dung của buổi làm việc khiến phụ huynh họcsinh bức xúc. Trong việc này, ngay đối với sự việc xử lý liên quan đến con trẻ cácngành chức năng cũng “chưa làm đúng sự thật”. Và sự việc lại tiến xa thêm mộtbước, và dư luận lại có thêm cơ hội để quan tâm.
Trong việc này, nhiều ý kiến cho rằng tại sao nhàtrường không bố trí một địa điểm để cho các cháu không ăn bán trú tập trung trướckhi tới giờ vào lớp. Nói thì dễ, nhưng làm lại vô cùng khó. Bởi, sẽ phát sinhphụ phí. Ít ai hiểu, để thu một khoản tiền nằm ngoài danh sách (nhất là đối vớigiáo dục) các đơn vị cấp trường gặp rất nhiều khó khăn bởi do cơ chế, do cònnhiều ý kiến trái chiều…
Minh chứng, nhiều trường học ở Hà Nội phụ huynh muốntrang bị điều hòa lớp học cho con mình nhưng cơ chế đặt ra yêu cầu phải có đơnxin, lập danh sách đồng thuận, trình cấp này cấp kia… nếu chờ được duyệt chắccũng… hết mùa nóng. Có trường phụ huynh đã chung tiền để lắp, nhưng gặp phải mộtvài ý kiến trái chiều đành phải tháo xuống để làm theo quy trình… Điều hòa đểxó, học sinh vẫn mướt mồ hôi trong tiết học.
Trở lại câu chuyện ở Hải Phòng, chỉ sau khi Chủ tịchUBND thành phố xuống làm việc với Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền, SởGiáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng mới có văn bản về việc thực hiện mở cổng trườngcho học sinh không bán trú được vào trường trong thời gian học sinh bán trú nghỉtrưa.
Như vậy, có thể thấy quy định chỉ được đưa ra khi có “sự cố”; mang tính áp đặt, khiên cưỡng; mang "dấu ấn" lãnh đạo hơn là vì lợi ích chung. Nếu như, nhà trường và phụ huynh ngay từ đầu có “tiếng nói chung”, có sự đồng thuận; lãnh đạo ngành có sự quan tâm, sát sao ngay từ ban đầu thì con em của các phụ huynh, học sinh của các thầy cô đâu có trở thành chủ đề để “bàn tán” của mạng xã hội. Phải chăng, nhà trường ở đây nói riêng đang bị những cơ chế ràng buộc nên không lưu tâm đến những vấn đề tưởng rất nhỏ nhặt này; phụ huynh và giáo viên vì sự “nông nổi” đã khiến hình ảnh của những đứa trẻ non nớt mới chập chững bước vào cấp học đầu tiên này xuất hiện khắp các trang mạng xã hội?.
Nói đến cơ chế, ngành giáo dục thời gian qua vẫn “loayhoay” trong giới hạn của mình mà chưa tìm được một giải pháp mang tính đột phátrong cách quản lý và thực hiện chức tốt chức năng giảng dạy. Để rồi, mỗi mộtnăm học mới bắt đầu lại “rùm beng” câu chuyện thu phí đầu năm; tiêu cực trongthi cử, tuyển sinh… khiến dư luận “ngán ngẩm”… không muốn bàn đến.
Trong câu chuyện ở Hải Phòng, có thể nói học sinhkhông có lỗi, có chăng lỗi ở nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Cả ba đã biếncác em thành tâm điểm của sự bàn tán, và tất cả đều xuất phát từ mạng xã hội.
Ngày nay, khi điện thoại thông minh (smartphone) trởnên phổ biến đối với mỗi người dân Việt Nam thì việc giao lưu, trao đổi, tiếp cậnkiến thức pháp luật… dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Nhưng điều lạ, cảgiáo viên và phụ huynh trong việc này sao không dùng điện thoại vào việc có íchnhất, đó là cùng nói chuyện, trao đổi để tìm cách tháo gỡ khó khăn giúp con em,học sinh mình có một môi trường học tập tốt nhất.
Cũng với chiếc điện thoại, họ có thể tìm hiểu nhữngmặt trái của mạng xã hội, những hậu quả của việc đưa tin chưa được kiểm chứnglên mạng xã hội… Trường hợp này giống như việc rất nhiều người có bằng lái xemáy nhưng khi tham gia giao thông lại không đọc nổi một biển báo giao thông cắmtrên đường…
Như vậy, điện thoại thông minh có chăng chỉ là công cụ để trang trí, để thỏa mãn những thú vui giải trí… và là nơi để trút bỏ những “ích kỉ” cá nhân. Hậu quả để lại chính là những vết thương “tâm hồn” cho con trẻ. Theo thời gian, những tranh cãi, mâu thuẫn của người lớn có thể được giảng hòa hay xí xóa, nhưng những "vết thương tâm hồn" của con trẻ biết đến bao giờ mới "mọc da non"?.
THANH THỦY