(LSVN) - Mối quan hệ giữa Luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng xuất hiện khi Luật sư tham gia hoạt động tố tụng. Bên cạnh việc tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật Luật sư và các quy định pháp luật khác liên quan, mối quan hệ này còn phải tuân theo sự điều chỉnh của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử hành nghề Luật sư.
(LSVN) - Trong mối quan hệ tương quan giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật đóng vai trò là yếu tố thượng tầng, chịu sự ảnh hưởng và đồng thời cũng tác động ngược lại đến hạ tầng kinh tế. Song hành với sự phát triển của kinh tế, pháp luật cũng luôn vận hành không ngừng để bảo đảm vai trò của mình trong mối quan hệ này. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thực sự phát huy hết vai trò của mình khi pháp luật được vận dụng vào thực tiễn của đời sống kinh tế. Điều này một phần được thực hiện thông qua hoạt động tư vấn pháp lý của các Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư.
(LSVN) - Theo Mục 18.1 Quy tắc 18, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định về ứng xử giữa Luật sư với đồng nghiệp: “Luật sư có ý thức tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp Luật sư”.
(LSVN) - Chị A. có chồng là anh H. đang ngoại tình, chị A. đến Văn phòng Luật sư B. nhờ Luật sư hướng dẫn, bày mưu, dàn dựng để khiến chồng chị A. phải vào tù vì đã ngoại tình. Vậy Luật sư cần giải quyết như thế nào trước yêu cầu đó của khách hàng?
(LSVN) - Tại Quy tắc 1, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định sứ mệnh cao cả của người Luật sư như sau: “Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
(LSVN) - Trong xã hội hiện đại, vai trò của truyền thông và thông tin là rất quan trọng. Truyền thông không chỉ là công cụ để cung cấp thông tin cho mọi người mà còn là nơi để con người đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội dẫn đến việc rất nhiều thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng, sai sự thật gây hoang mang cho dư luận, người dân đồng thời cũng gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.
(LSVN) - Tôi đang là Luật sư tham gia bảo vệ cho gia đình là nhà hàng xóm đang có tranh chấp lối đi với chị gái của bạn tôi. Khi biết tôi làm Luật sư trong vụ việc, người bạn này đã nhiều lần qua lại thăm hỏi và mời đi giao lưu. Gần nhất bạn tôi đã đặt vấn đề để tôi không tham gia bảo vệ trong vụ án này nữa và sẽ tặng tôi một món quà có giá trị lớn cùng lời mời đi du lịch dài ngày. Vậy, tôi cần làm gì để có thể từ chối mà không mất tình cảm và hài hòa cả đôi đường.
(LSVN) - Qua 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đã trải qua 08 nhiệm kỳ, từ 04 Luật sư ban đầu đến nay có 224 Luật sư thành viên, đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng đội ngũ Luật sư. Hiện là Đoàn Luật sư lớn thứ 8 cả nước. Đoàn được Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tặng nhiều Bằng khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc.
(LSVN) - Một trong những khía cạnh quan trọng nhất công việc của một Luật sư là tiếp nhận và xử lý các vụ việc pháp lý của khách hàng. Việc tiếp nhận và xử lý vụ việc dường như đơn giản nhưng lại đòi hỏi tính cẩn trọng và chuyên môn cao. Việc tiếp nhận và xử lý vụ việc pháp lý của khách hàng là quá trình đòi hỏi sự tập trung và chuyên môn cao, bởi vì đó là bước đầu tiên để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc pháp lý.
(LSVN) - Theo Luật sư, cơ quan điều tra sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, thu thập lời khai, trích xuất camera, xác định vai trò của 02 bảo mẫu… để củng cố hồ sơ và có căn cứ xử lý hai bảo mẫu này theo quy định pháp luật. Nếu 02 bảo mẫu này bị quy buộc phạm tội "Giết người", các bảo mẫu sẽ bị áp dụng tình tiết giết người dưới 16 tuổi theo điểm b, khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự. Mức hình phạt đối với họ là từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
(LSVN) - Tôi ký hợp đồng thuê Luật sư đại diện thực hiện việc thu hồi công nợ cho tôi từ một đối tác. Sau đó tôi tìm hiểu thì được biết đối tác đã thanh toán trả tiền nợ của tôi cho Luật sư. Tuy nhiên, khi yêu cầu Luật sư trả tiền cho tôi trên cơ sở đã khấu trừ tiền thù lao Luật sư thì Luật sư không trả tiền mà viện dẫn lý do thời hạn thực hiện Hợp đồng ủy quyền chưa hết hạn, do vậy Luật sư chưa có nghĩa vụ phải trả tiền. Vậy, trường hợp Luật sư giữ tiền của tôi như trên đúng hay sai?
(LSVN) - Trước đây có khách hàng thân thiết đến nhà tặng cho con gái tôi một món đồ trang sức khi gia đình chuẩn bị lễ cưới cho cháu. Gần đây do công việc của tôi với khách hàng có những việc không thuận lợi và có bất đồng quan điểm nên khách hàng đã có ý đòi trả lại món đồ đã tặng này. Vậy việc gia đình tôi nhận món quà đó có vi phạm Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư hay không và tôi có phải trả lại món quà đó không?
(LSVN) - Luật sư hành nghề trên nền tảng kiến thức pháp luật, đạo đức và kỹ năng ứng xử nghề nghiệp. Hoạt động của Luật sư không chỉ hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng mà còn có mục đích bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng trong xã hội; góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.
(LSVN) - Năng lực của Luật sư không chỉ được thể hiện qua trình độ, kỹ năng chuyên môn mà còn thể hiện qua thái độ cách ứng xử của Luật sư với khách hàng, với cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác. Văn hoá ứng xử là các giá trị cốt lõi để giải quyết vấn đề từ các vấn đề đơn giản cho đến phức tạp. Văn hoá ứng xử sẽ được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, tốc độ giải quyết vụ việc,… Văn hoá ứng xử cũng thể hiện tính cách của một người nào đó. Dù trong mối quan hệ nào, Luật sư cũng cần có thái độ đúng mực, có cách ứng xử phù hợp, điều đó không chỉ tạo thiện cảm với người đối diện mà còn thể hiện những phẩm chất cao đẹp của Luật sư.
(LSVN) - Lời mở đầu của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử hành nghề Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn”.
(LSVN) - Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là trách nhiệm của Luật sư. Quy tắc 5, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam”.
(LSVN) - Khách hàng A đến gặp Luật sư B nhờ tư vấn vụ việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Trong quá trình tư vấn, Luật sư B có giới thiệu mình nguyên là Thẩm phán nên có quen biết với các Thẩm phán tham gia giải quyết vụ việc của khách hàng A để tạo niềm tin cho khách hàng A ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Vậy hành vi của Luật sư B có vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư không?
(LSVN) - Gần đây, Văn phòng Luật sư của tôi được một nhóm người mời tham gia làm chứng cho giao dịch mua bán một vật mà họ nói là “thiên thạch”. Theo đó Văn phòng chúng tôi cử Luật sư đến làm chứng, ký và đóng dấu xác nhận việc họ mở niêm phong, kiểm tra món hàng, sau đó tiếp tục niêm phong lại, chứ không xác định, làm chứng về tính chính xác của giao dịch, về tính chất pháp lý của món hàng... Tôi tìm hiểu và không tin tưởng món hàng đó là thiên thạch và cũng biết nếu đó đúng là thiên thạch - khoáng sản lớn thì người nhặt được, chiếm được sẽ phải giao nộp cho Nhà nước. Vậy chúng tôi có thể cử Luật sư thực hiện việc làm chứng theo yêu cầu trên hay không? Bạn đọc Q.T. hỏi.
(LSVN) - Gia đình tôi có thửa đất bị gia đình hàng xóm làm thủ tục cấp sổ đỏ chồng lấn sang. Gia đình tôi khiếu nại và được cơ quan Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh hủy sổ đỏ đã cấp. Đến nay, gia đình hàng xóm tiếp tục khởi kiện ra Tòa đề nghị giải quyết tranh chấp phần tài sản có trên thửa đất cấp chồng lấn. Gia đình tôi tìm đến cán bộ Thanh tra đã giải quyết vụ việc của nhà tôi trước đây để mời tham gia bảo vệ cho gia đình tôi vì được biết cán bộ này đã nghỉ hưu và tham gia làm Luật sư. Nhưng cán bộ đó không nhận lời vì cho rằng bị cấm thực hiện vụ việc do đã tham gia giải quyết vụ việc của gia đình tôi trước đó. Vậy, Luật sư trả lời như vậy có đúng không?
(LSVN) - Mục 27.1 Quy tắc 27 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư phải tôn trọng người tiến hành tố tụng, Luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác; có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng tại phiên tòa”.
(LSVN) - Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chế định Luật sư đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của lĩnh vực Luật sư trong đời sống xã hội. Chính vì thế, Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư đang không ngừng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, cả nước đã có khoảng hơn 17.000 Luật sư. Cách ứng xử giữa các Luật sư trong quan hệ hành nghề Luật sư là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ các hành vi đó thể hiện tính chuyên nghiệp, tính chất lượng về dịch vụ pháp lý cũng như sự đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho khách hàng.
(LSVN) - Luật sư là một ngành nghề đặc biệt và cao quý. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ, thường trong một số ngành nghề đều lấy các quy chuẩn đạo đức chung để làm cơ sở hành nghề, thế nhưng đối với Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đã được xây dựng để làm chuẩn mực cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện trong việc hành nghề Luật sư. Đồng thời, cùng với sự phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nghề Luật sư tại Việt Nam là một trong các ngành nghề cao quý, bởi nghề Luật sư gắn liền với hoạt động pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.
(LSVN) - Là người thực hành pháp luật, Luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, tuyệt đối không làm bất cứ việc gì gây ảnh hưởng đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của nghề Luật sư. Chính vì lẽ đó, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư chính là nền tảng cơ bản của người Luật sư khi hành nghề cũng như trong giao tiếp ứng xử.
(LSVN) - Khách hàng hiện tại là khách hàng mà Luật sư đang thực hiện vụ việc, tức là đã bắt đầu và chưa kết thúc vụ việc theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trong quá trình Luật sư đang thực hiện vụ việc đối với khách hàng hiện tại có thể sẽ có khách hàng mới đến yêu cầu Luật sư thực hiện vụ việc mà nếu Luật sư nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng mới sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi ích của khách hàng đang thực hiện hoặc cản trở hoạt động của Luật sư khi thực hiện bảo vệ cho khách hàng.
(LSVN) – Sau khi Tạp chí Luật sư đăng tải bài viết “Luật sư đưa ra nhiều căn cứ pháp lý vững chắc về vụ việc giải quyết các nội dung tố cáo của công dân” được dư luận địa phương hết sức quan tâm, đặc biệt nhiều đảng viên, lão thành cách mạng và đại diện các chi hội khác ở địa phương đều có phản hồi về vấn đề trên. Trong đó, Luật sư cũng có những phân tích sâu hơn các góc cạnh liên quan đến việc kỷ luật khiển trách bà Nguyễn Thị Như Quỳnh, nguyên Chủ tịch phường Xuân Tăng.
(LSVN) - Tôi là Trưởng Phòng Thu mua của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tôi bị Công ty cho nghỉ việc vì cho rằng khi thực hiện việc mua vật tư đầu vào cho Công ty đã mua với giá cao gây thiệt hại cho Công ty mặc dù sự thật không phải như vậy. Nhận thấy việc Công ty cho tôi nghỉ việc như trên là sai về pháp luật và ảnh hưởng đến uy tín của tôi. Tôi đã khởi kiện ra Tòa đề nghị giải quyết tranh chấp và tôi đã thuê Luật sư. Nhưng sau khi nhận vụ việc của tôi được vài ngày Luật sư và Văn phòng Luật sư đã gọi tôi đến trả lại vụ việc và trả tiền cho tôi. Luật sư thông báo không thực hiện vụ việc cho tôi nữa vì trước đây Luật sư Trưởng Văn phòng đã có thời gian tư vấn pháp luật dài hạn cho Công ty đó. Luật sư và Văn phòng nếu giúp tôi kiện Công ty đã tư vấn dài hạn trước đây tức là đã chống lại khách hàng cũ. Tôi biết rõ rằng việc tư vấn đó đã chấm dứt nhiều năm trước đây. Vậy, việc trả lại vụ việc của Luật sư và Văn phòng như vậy có đúng hay không?
(LSVN) - Mục 4.2 Quy tắc 4, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao”.
(LSVN) - Việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố có tính chất quyết định việc tạo lập mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng là việc làm cần thiết phục vụ công tác xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, tự quản hành nghề Luật sư nói chung và trong ứng xử của Luật sư với khách hàng trong các vụ việc nói riêng. Điều này đặc biệt quan trọng khi hiện nay chúng ta đang định hướng xây dựng Luật Luật sư mới.
(LSVN) - Luật sư không hứa hẹn, cam kết về kết quả vụ việc với khách hàng đặc biệt trong hoạt động tranh tụng. Khách hàng thuê Luật sư trước hết vì niềm tin của họ với nghề Luật sư và người Luật sư.