Luật sư không chỉ đề cao đạo đức hành nghề mà còn phải ứng xử chuẩn mực trong xã hội
Luật sư không chỉ đề cao đạo đức hành nghề mà còn phải ứng xử chuẩn mực trong xã hội

(LSVN) - Luật sư là một ngành nghề đặc biệt và cao quý. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ, thường trong một số ngành nghề đều lấy các quy chuẩn đạo đức chung để làm cơ sở hành nghề, thế nhưng đối với Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đã được xây dựng để làm chuẩn mực cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện trong việc hành nghề Luật sư. Đồng thời, cùng với sự phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nghề Luật sư tại Việt Nam là một trong các ngành nghề cao quý, bởi nghề Luật sư gắn liền với hoạt động pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.

Đạo đức là nền tảng cơ bản của người Luật sư
Đạo đức là nền tảng cơ bản của người Luật sư

(LSVN) - Là người thực hành pháp luật, Luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, tuyệt đối không làm bất cứ việc gì gây ảnh hưởng đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của nghề Luật sư. Chính vì lẽ đó, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư chính là nền tảng cơ bản của người Luật sư khi hành nghề cũng như trong giao tiếp ứng xử.

Xung đột lợi ích giữa Luật sư với khách hàng theo Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Xung đột lợi ích giữa Luật sư với khách hàng theo Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Khách hàng hiện tại là khách hàng mà Luật sư đang thực hiện vụ việc, tức là đã bắt đầu và chưa kết thúc vụ việc theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trong quá trình Luật sư đang thực hiện vụ việc đối với khách hàng hiện tại có thể sẽ có khách hàng mới đến yêu cầu Luật sư thực hiện vụ việc mà nếu Luật sư nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng mới sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi ích của khách hàng đang thực hiện hoặc cản trở hoạt động của Luật sư khi thực hiện bảo vệ cho khách hàng.

Luật sư phân tích sâu nhiều góc cạnh liên quan đến việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo của công dân
Luật sư phân tích sâu nhiều góc cạnh liên quan đến việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo của công dân

(LSVN) – Sau khi Tạp chí Luật sư đăng tải bài viết “Luật sư đưa ra nhiều căn cứ pháp lý vững chắc về vụ việc giải quyết các nội dung tố cáo của công dân” được dư luận địa phương hết sức quan tâm, đặc biệt nhiều đảng viên, lão thành cách mạng và đại diện các chi hội khác ở địa phương đều có phản hồi về vấn đề trên. Trong đó, Luật sư cũng có những phân tích sâu hơn các góc cạnh liên quan đến việc kỷ luật khiển trách bà Nguyễn Thị Như Quỳnh, nguyên Chủ tịch phường Xuân Tăng.

Luật sư không chống lại khách hàng cũ của mình
Luật sư không chống lại khách hàng cũ của mình

(LSVN) - Tôi là Trưởng Phòng Thu mua của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tôi bị Công ty cho nghỉ việc vì cho rằng khi thực hiện việc mua vật tư đầu vào cho Công ty đã mua với giá cao gây thiệt hại cho Công ty mặc dù sự thật không phải như vậy. Nhận thấy việc Công ty cho tôi nghỉ việc như trên là sai về pháp luật và ảnh hưởng đến uy tín của tôi. Tôi đã khởi kiện ra Tòa đề nghị giải quyết tranh chấp và tôi đã thuê Luật sư. Nhưng sau khi nhận vụ việc của tôi được vài ngày Luật sư và Văn phòng Luật sư đã gọi tôi đến trả lại vụ việc và trả tiền cho tôi. Luật sư thông báo không thực hiện vụ việc cho tôi nữa vì trước đây Luật sư Trưởng Văn phòng đã có thời gian tư vấn pháp luật dài hạn cho Công ty đó. Luật sư và Văn phòng nếu giúp tôi kiện Công ty đã tư vấn dài hạn trước đây tức là đã chống lại khách hàng cũ. Tôi biết rõ rằng việc tư vấn đó đã chấm dứt nhiều năm trước đây. Vậy, việc trả lại vụ việc của Luật sư và Văn phòng như vậy có đúng hay không?

Luật sư và công tác trợ giúp pháp lý
Luật sư và công tác trợ giúp pháp lý

(LSVN) - Mục 4.2 Quy tắc 4, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao”.

Một số yếu tố đặc trưng trong quan hệ Luật sư và khách hàng
Một số yếu tố đặc trưng trong quan hệ Luật sư và khách hàng

(LSVN) - Việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố có tính chất quyết định việc tạo lập mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng là việc làm cần thiết phục vụ công tác xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, tự quản hành nghề Luật sư nói chung và trong ứng xử của Luật sư với khách hàng trong các vụ việc nói riêng. Điều này đặc biệt quan trọng khi hiện nay chúng ta đang định hướng xây dựng Luật Luật sư mới.

Luật sư cần cẩn trọng khi viết bài, phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng
Luật sư cần cẩn trọng khi viết bài, phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng

(LSVN) - Quy tắc sử dụng thông tin, truyền thông là quy tắc ứng xử hành nghề Luật sư được quy định Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Bộ Quy tắc đạo đức). Luật sư phải ứng xử và phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội theo đúng nguyên tắc hành nghề Luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư.

Trách nhiệm của Luật sư không hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thành viên
Trách nhiệm của Luật sư không hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thành viên

(LSVN) - Luật Luật sư quy định người có đủ tiêu chuẩn quy định muốn được hành nghề Luật sư ngoài việc phải có Chứng chỉ hành nghề Luật sư còn phải gia nhập một Đoàn Luật sư (Điều 11 Luật Luật sư). Điều Lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 19/7/2022 quy định Luật sư có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn và Đoàn Luật sư mà mình là thành viên; nộp phí thành viên đầy đủ và đúng hạn.

Luật sư muốn chuyên nghiệp, trước hết cần đúng giờ
Luật sư muốn chuyên nghiệp, trước hết cần đúng giờ

(LSVN) - Mục 26.1 Quy tắc 26 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư phải chủ động, tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật”.

Tại sao Luật sư phải nộp phí thành viên?
Tại sao Luật sư phải nộp phí thành viên?

(LSVN) - Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố là tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ, hỗ trợ nghề Luật sư phát triển, đảm bảo nguồn kinh phí để hoạt động, xây dựng vì Luật sư, vì những lợi ích và của chính giới Luật sư nên cần nguồn kinh phí để hoạt động; do là tổ chức tự quản nghề Luật sư nguồn thu chủ yếu do sự đóng góp của giới Luật sư.

Luật sư nói gì về việc công dân phản ánh hành vi 'có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ'
Luật sư nói gì về việc công dân phản ánh hành vi 'có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ'

(LSVN) - Liên quan đến đơn phản ánh hành vi có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của bà Lê Thị Hương - là Chấp hành viên, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Từ hồ sơ vụ việc, Luật sư đã có góc nhìn khách quan, đa chiều về các quy định của pháp luật và đưa ra nhận định.

Phí thành viên và sự ủy thác của Luật sư
Phí thành viên và sự ủy thác của Luật sư

(LSVN) - Cả nước ta hiện có trên 17.000 Luật sư thành viên, và chắc rằng hàng quý, hàng năm khi nộp phí thành viên cá nhân Luật sư có những sự ủy thác, kỳ vọng đối với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố. Trên hết là ước mong, kỳ vọng về một tương lai tươi đẹp của nghề Luật sư tại Việt Nam; về trách nhiệm và sự đóng góp của Liên đoàn, Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố đối với sự phát triển nghề Luật sư; về sự phát triển, tiến bộ của xã hội trong đó có sự đóng góp tích cực của giới Luật sư.

Luật sư không cung cấp dịch vụ pháp lý khi khách hàng không tự nguyện
Luật sư không cung cấp dịch vụ pháp lý khi khách hàng không tự nguyện

(LSVN) - Con gái tôi lấy chồng được vài năm nhưng không hạnh phúc, thường xuyên bị chồng chửi bới xúc phạm và bạo hành. Gia đình tôi đã nhiều lần họp bàn và nhận thấy rằng cuộc hôn nhân của con tôi không hạnh phúc và không thể duy trì. Tôi đã đến tổ chức hành nghề Luật sư gần nhà tư vấn và nhờ Luật sư soạn đơn ly hôn cũng như giúp con gái tôi thực hiện ly hôn với chồng. Tuy nhiên, Luật sư không đồng ý và yêu cầu con gái tôi phải có mặt, cho biết rõ là có muốn ly hôn hay không, có nhờ Luật sư soạn đơn, làm thủ tục ly hôn hay không thì Luật sư mới nhận thực hiện vụ việc cho gia đình tôi. Luật sư cho biết, nếu không được làm việc trực tiếp với con gái tôi thì sẽ không thể thực hiện vụ việc theo yêu cầu của tôi được vì như vậy sẽ vi phạm quy định của nghề Luật sư. Vậy, Luật sư yêu cầu như vậy có đúng không? Bạn đọc K.A. hỏi.

Nâng cao kỹ năng cung cấp dịch vụ pháp lý thân thiện cho người chưa thành niên
Nâng cao kỹ năng cung cấp dịch vụ pháp lý thân thiện cho người chưa thành niên

(LSVN) - Trong ba ngày từ ngày 30/11/2022 - 02/12/2022, tại Hà Nội, đông đảo Luật sư, tư vấn viên pháp luật tại khu vực phía Bắc đã tham gia Lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình "Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam" (EU JULE) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đóng góp tài chính từ UNICEF và UNDP. Chương trình do hai cơ quan này của Liên hợp quốc thực hiện với sự phối hợp của Bộ Tư pháp và các cơ quan của Việt Nam.

Ứng xử của Luật sư khi Chủ tọa phiên tòa yêu cầu dừng phần xét hỏi
Ứng xử của Luật sư khi Chủ tọa phiên tòa yêu cầu dừng phần xét hỏi

(LSVN) - Luật sư sẽ ứng xử như thế nào là phù hợp khi Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Luật sư không tiếp tục đặt câu hỏi về một nội dung trong vụ án với lý do nội dung đó đã được Tòa án xét hỏi rõ làm rõ. Đây có lẽ là trường hợp không ít Luật sư đã gặp phải khi tham gia bào chữa, bảo vệ cho thân chủ tại Tòa án.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị giữ quy định chỉ định Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên
Chủ tịch Quốc hội đề nghị giữ quy định chỉ định Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên

(LSVN) - Theo chương trình Phiên họp thứ 18 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng ngày 13/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Tại sao Luật sư không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả bị cáo và bị hại trong cùng vụ án
Tại sao Luật sư không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả bị cáo và bị hại trong cùng vụ án

(LSVN) - Thông tin trên báo chí gần đây phản ánh vụ việc Luật sư đồng nghiệp bị Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên 24 tháng do vi phạm điểm a, khoản 1, Điều 9 Luật Luật sư; Quy tắc 15.1, Quy tắc 15.3.3 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Cùng tìm hiểu và phân tích Quy tắc 15.1, Quy tắc 15.3.3 Bộ Quy tắc để tránh sai lầm tương tự.

Luật sư tham gia bảo vệ trẻ em trong vụ án bạo hành
Luật sư tham gia bảo vệ trẻ em trong vụ án bạo hành

(LSVN) - Đội ngũ Luật sư góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong vụ việc trẻ em bị bạo hành. Xuất phát từ đặc trưng nghề nghiệp là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế đặc biệt bảo vệ trẻ em, Luật sư Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp trong công cuộc bảo vệ quyền trẻ em.

Khi tham gia phiên tòa, Luật sư phải mặc trang phục theo quy định
Khi tham gia phiên tòa, Luật sư phải mặc trang phục theo quy định

(LSVN) - Tôi hiện là nguyên đơn trong 03 vụ án dân sự. Nhiều lần, tôi yêu cầu Luật sư của mình khi tham gia những phiên tòa xét xử các vụ án này phải mặc bộ đồ veston trắng, áo sơ mi đen, thắt cà vạt màu đen, đeo huy hiệu của Liên đoàn Luật sư Việt Nam (viết tắt là Liên đoàn) vì tôi muốn Luật sư của tôi có những khác biệt, tạo điểm nhấn tại Tòa án so với các Luật sư của bị đơn. Việc này, theo tôi không trái với Nội quy phiên tòa vì đó cũng là trang phục nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, Luật sư của tôi không đồng ý và lần nào tham gia phiên tòa xét xử các vụ án này, Luật sư đều mặc trang phục giống những Luật sư của bị đơn mặc (áo veston đen, quần âu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt màu xám lông chuột và đeo huy hiệu của Liên đoàn). Luật sư của tôi nói rằng nếu không mặc trang phục như vậy là vi phạm quy định của Liên đoàn, có thể bị xử lý kỷ luật. Vậy, Luật sư của tôi nói như vậy có đúng không, hay chỉ là “máy móc” và muốn “quan trọng hóa vấn đề”? Bạn đọc T.T.H. hỏi.

Sự trung thực của Luật sư trong mối quan hệ với khách hàng
Sự trung thực của Luật sư trong mối quan hệ với khách hàng

(LSVN) - Cùng nguyên tắc độc lập, tôn trọng sự thật khách quan, trung thực là nguyên tắc cơ bản của nghề Luật sư. Pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đã quy định và thể hiện rất rõ nguyên tắc này và coi đây là nền tảng của nghề Luật sư, kim chỉ nam của hoạt động Luật sư.