Bàn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp 'NDA'
Bàn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp 'NDA'

(LSVN) - Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến sự đổi mới và quy hoạch chiến lược, việc bảo vệ bí mật công nghệ, kinh doanh và kiểm soát cạnh tranh trở nên cực kỳ quan trọng. Các Thỏa thuận Bảo mật thông tin và không cạnh tranh (“Thỏa thuận”, “NDA”), ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động đã trở thành công cụ hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn thông tin, xây dựng văn hóa cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, thời điểm NDA “du nhập” vào Việt Nam, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với Thỏa thuận này. Vì vậy, sự ra đời của NDA đồng thời cũng gây nhiều tranh cãi dưới góc độ pháp lý. Trong số đó, vấn đề nhận diện bản chất Thỏa thuận được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động (“BLLĐ”) hay Bộ luật Dân sự (“BLDS”), làm tiền đề xác định Tòa án hay Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh, luôn thu hút nhiều sự quan tâm trong dư luận xã hội.

Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại
Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại

(LSVN) - Tranh chấp thương mại hiện nay là tranh chấp xảy ra cực kỳ phổ biến và phức tạp bởi vấn đề thường không chỉ nằm trong lĩnh vực thương mại mà còn liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như đất đai, hành chính, thừa kế, hôn nhân gia đình... Điều đó đòi hỏi người Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại không chỉ cần có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực mà còn cần vận dụng rất nhiều kỹ năng như đối thoại, hòa giải, thương lượng… và kỹ năng tranh tụng. Tất cả những kỹ năng nêu trên thường được gọi chung là kỹ năng khi giải quyết tranh chấp thương mại của Luật sư.

Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng
Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng

(LSVN) - Thời gian qua, gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động kinh tế nội địa cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các thương vụ, giao dịch thương mại trở nên đa dạng và tăng nhanh. Trong đó, hợp đồng thương mại là vấn đề quan tâm chung giữa các thương nhân hay nhiều bên liên quan trong giao dịch thương mại. Thực tế cho thấy, số lượng hợp đồng thương mại gia tăng tỷ lệ thuận với việc tranh chấp hợp đồng thương mại xảy ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Điều này đặt ra bài toán khó cho các thương nhân trước khi quyết định bước vào mỗi “cuộc chơi” trên thương trường, bởi lẽ rủi ro phát sinh từ các tranh chấp hợp đồng thương mại là luôn luôn có. Hàng loạt các vụ tranh chấp về hợp đồng xây dựng, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, về hợp đồng dịch vụ logistics,… với những thiệt hại lớn cho thương nhân bởi những chi phí tư vấn, Luật sư,… và đặc biệt là các khoản phạt, bồi thường hợp đồng do sự thiếu hiểu biết và bất cẩn trong việc ký kết hợp đồng. Từ thực tế nêu trên, vấn đề “giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng” đang thực sự được giới kinh doanh quan tâm. Bài viết đưa ra một số phân tích, nhận định liên quan đến vấn đề này.

Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án - Những vấn đề từ thực tiễn
Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án - Những vấn đề từ thực tiễn

(LSVN) - Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại năm 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 237 của Luật này (trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa án trong thời hạn 09 tháng, kể từ ngày giao hàng). Như vậy, trong thời hạn luật định trên, một trong các bên tranh chấp có quyền khởi kiện đến Tòa án để được giải quyết theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi hết thời hạn trên, việc khởi kiện tại Tòa án để giải quyết vụ việc sẽ không được Tòa án thụ lý với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện. Chính vì vậy, trước khi thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án đối với các tranh chấp thương mại, các bên tranh chấp cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thời hiệu khởi kiện để tránh các rủi ro xảy ra.

Tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài và tố tụng Tòa án trong tranh chấp thương mại
Tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài và tố tụng Tòa án trong tranh chấp thương mại

(LSVN) - Cơ chế “tài trợ của bên thứ ba” (third party funding/TPF) là một trong những cơ chế tài chính pháp lý nhận được sự quan tâm từ cộng đồng luật và trọng tài quốc tế. TPF được thiết kế nhằm cho phép một bên thứ ba - không phải bên liên quan trực tiếp trong vụ kiện (tại tòa án hoặc trọng tài) - tham gia cấp tài chính cho một bên nguyên đơn hoặc bị đơn vốn không có đủ nguồn lực theo đuổi vụ kiện của mình. Tuy nhiên, hiện chưa có một cách hiểu thống nhất về cơ chế TPF. Một số học giả xem TPF là một thương vụ đầu tư tài chính, cho vay thương mại, số khác xem TPF như một dạng hợp đồng bảo hiểm tài chính. Hiện nay, định nghĩa về TPF vẫn đang được nghiên cứu phát triển, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Bài viết phân tích, làm rõ những khái niệm và cung cấp một số thông tin liên quan đến TPF.

Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay
Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay

(LSVN) - Cùng với sự gia tăng các hoạt động đầu tư, kinh doanh và giao thương quốc tế, doanh nghiệp sẽ luôn phải đặt mình trong tâm thế có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng đối mặt, giải quyết các rủi ro pháp lý dẫn đến phát sinh tranh chấp không mong muốn. Để giải quyết phát sinh này, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng tìm kiếm các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế bên cạnh phương thức truyền thống là Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các vụ giải quyết tranh chấp thương mại tại Đồng Nai vẫn được giải quyết qua Tòa án, vì sao lại như vậy? Hiện có những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế nào? Những ưu điểm của các phương thức thay thế là gì? Đặc biệt là tính pháp lý của văn bản hòa giải thành ra sao? Luật sư Lê Quang Y, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai sẽ làm rõ vấn đề này.