/ Phân tích - Nghiên cứu
/ Bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015 về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015 về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

05/01/2021 18:00 |

LSVNO - Trong bài này, tác giả xin đề cập một số bất cập cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS 2015 trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Một phiên tòa hình sự tại TP. Huế. Ảnh: Đức Chính.

Yêu cầu cải cách tư pháp đã và đang đặt ra yêu cầu liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung và bị cáo nói riêng. Mặc dù BLTTHS 2015 đã có nhiều quy định tiến bộ nhằm khắc phục những hạn chế của BLTTHS 2003. Tuy nhiên, các quy định này là chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Các vấn đề chưa đượcquy định trong BLTTHS

Thứ nhất, việc thuthập chứng cứ, tài liệu: BLTTHS đã khắc phục hạn chế của quy định trước đây làquy định cho phép người bào chữa tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu. Tuynhiên, hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu của người bào chữa hiện nay vẫncòn thụ động, nhất là trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, cungcấp các chứng cứ họ đang nắm giữ. Bởi vì pháp luật tố tụng hình sự hiện naychưa có quy định về trách nhiệm này cũng như các chế tài đối với các hành vi cảntrở, cố tình che giấu, không cung cấp chứng cứ, tài liệu khi có yêu cầu.

Thứ hai, điểm akhoản 1 Điều 73 BLTTHS chỉ quy định chung chung quyền của người bào chữalà “Gặp, hỏi người bị buộc tội” mà chưa quy định rõ về trình tự, thủ tục và cácvấn đề liên quan khác như thời gian gặp, gặp riêng hay có sự giám sát, việc bảođảm bí mật thông tin trao đổi giữa hai bên… Chính sự thiếu sót này đã dẫn đếntình trạng gây khó dễ cho việc gặp giữa người bào chữa và bị cáo đang bị tạmgiam. Ở một số nước phát triển, pháp luật tố tụng hình sự của họ đều cho phépngười bào chữa gặp riêng thân chủ của mình. Đây là quy định tiến bộ và phù hợp,cần được bổ sung vào BLTTHS nước ta.

Thứ ba, việc quy địnhcác quyền cho người bào chữa nhưng không quy định chế tài cho hành vi viphạm, cản trở… việc thực hiện các quyền đó là chưa đầy đủ. Do đó, cần bổ sungthêm quy định xử lý đối với các hành vi này, cụ thể có thể coi đây như trường hợpvi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bởi vì hậu quả của hành vi này mang lạinhiều khi rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người đượcbào chữa, thậm chí có thể dẫn đến oan sai.

Thứ tư, nếu nhưcác quy định tại Điều 232, 238, 245 quy định bị can có quyền được biết kếtquả hoạt động điều tra bổ sung thông qua việc giao nhận kết luận điều tra bổsung, kết luận điều tra mới hoặc bản cáo trạng mới thì các quy định tại Điều252, 284 lại không quy định cho bị cáo có quyền tương tự. Theo đó, trong trườnghợp Tòa án tự bổ sung, thu thập chứng cứ hay Tòa án yêu cầu VKS thực hiện thì đềukhông có ghi nhận kết quả thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu có bắt buộc giaocho bị cáo hay không? Do vậy, thông thường trên thực tế bị cáo không có cơ hộitiếp cận với chứng cứ, tài liệu được bổ sung. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiềuđến hoạt động bào chữa của chính bị cáo hay người bào chữa cho bị cáo. Do đó, cầnbổ sung thêm quy định rằng “Kết quả xác minh thu thập chứng cứ bổ sung của Tòaán, VKS phải được thông báo cho bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụngkhác có liên quan”.

Những vấn đề trên không phải là tất cả để có thể lấp đầy hếtnhững thiếu sót của BLTTHS trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Tuynhiên, đây là những quy định có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả bào chữa, do đó,việc bổ sung vào BLTTHS là cần thiết.

Quy định chưa phù hợpcác vấn đề

Thứ nhất, Điều 72BLTTHS quy định về những người không được bào chữa gồm: Người đang bị truy cứutrách nhiệm hình sự, bị kết án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biệnpháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc. Theo tác giả,quy định chưa đầy đủ, chưa thống nhất với các quy định của Luật Luật sư cũngnhư BLTTHS. Theo đó, một cá nhân đang bị kỷ luật buộc thôi việc hay bị tước quyềnsử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư… thì không thể tham gia tố tụng với tư cáchngười bào chữa. Người bào chữa phải thực hiện việc đăng ký bào chữa và nếu nhưngười đó rơi vào những trường hợp nêu trên, thì liệu họ có được chấp nhận để trởthành người bào chữa? Do đó, nên bổ sung vào quy định này những trường hợpkhông được bào chữa, cụ thể “người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việcmà chưa hết thời hạn 3 năm kể từ ngày có quyết định buộc thôi việc có hiệu lực,đang bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư”.

Thứ hai, khoản 3Điều 81: Trường hợp không thể thu thập  được chứng cứ, tài liệu, đồ vậtthì người bào chữa có quyền đề nghị  cơ quan có thẩm quyền tiến hành thuthập. Đây là một trong những quy định tiến bộ của BLTTHS, tuy nhiên, nếu chỉ dừnglại ở việc quy định như hiện nay, thì việc này khó có thể được bảo đảm bởi nóphụ thuộc nhiều vào mặt chủ quan từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Vậynên, cần quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan đó đối với yêu cầu thuthập chứng cứ, tài liệu của người bào chữa.

Thứ ba, điểm đ,khoản 1, Điều 73 quy định  người bào chữa được xem biên bản về hoạt động tốtụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng có liên quan đến người mà mìnhbào chữa. Mặt khác, luật lại cho phép tiếp tục xét xử trong trường hợp ngườibào chữa vắng mặt và người được bào chữa đồng ý; hoặc trong những trường hợpngười bào chữa vắng mặt vì lý do chính đáng thì trong những trường hợp đó, ngườibào chữa không có quyền xem biên bản. Đây là một hạn chế của Điều 73 cần phảiđược sửa đổi. Tiếp thu tinh thần pháp luật từ các nền pháp luật tiến bộ, quy địnhtrên nên được thay đổi bằng quy định “Được xem những biên bản về hoạt động tố tụngcó sự tham gia của mình hoặc lẽ ra phải có sự tham gia của mình nhưng vì lý dochính đáng mà không thể tham gia”.

Thứ tư, Điều 291quy định về việc có mặt của người bào chữa trong trường hợp Tòa án triệu tập lần2 nhưng vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử là không phù hợp. Vấn đềbảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo đang ngày càng trở nên quan trọng, do đó, việcbảo đảm có người bào chữa hoặc bản bào chữa khi xét xử là việc cần thiết. Chưahết, người bào chữa vắng mặt lần 2 nhưng cả hai lần đều vì lý do chính đáng, bảnbào chữa chưa được gửi đến Tòa án thì việc hoãn phiên tòa sẽ bảo đảm tốt hơnquyền bào chữa cho bị cáo so với việc Tòa án vẫn tiếp tục mở phiên tòa. Do đó,nên sửa đổi quy định trên như sau: “Nếu vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khảkháng hoặc do trở ngại khách quan nhưng chưa gửi trước bản bào chữa thì Tòa ánhoãn phiên tòa và triệu lần hai; nếu vẫn vắng mặt có thể hoãn một lần nữa đểtriệu tập, kèm theo yêu cầu người bào chữa gửi bản bào chữa nếu không thể có mặtvì lý do chính đáng”.

BLTTHS 2015 không chỉ đề cao việc bảo đảm quyền bào chữa chobị cáo mà vấn đề này còn được áp dụng đối với người bị buộc tội nói chung.Trong phạm vi bài, tác giả chỉ đề cập những hạn chế cơ bản liên quan đến việc bảođảm quyền bào chữa của bị cáo. Mặc dù phạm vi hẹp hơn nhưng cũng có thể thấyquy định hiện nay còn khá nhiều hạn chế cần được khắc phục. Đồng thời, tác giảcũng đưa ra một số hướng khắc phục nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấnđề này.

Văn Linh - TAQS Khu vực 2 Hải quân

(Nguồn: Tạp chí Tòa án)