/ Trao đổi - Ý kiến
/ Học phí học trực tuyến thu thế nào cho đúng?

Học phí học trực tuyến thu thế nào cho đúng?

05/01/2021 18:01 |

(LSO) - Việc thu học phí học trực tuyến đang là nỗi "băn khoăn" của các trường. Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường tự thỏa thuận, nhưng thực tế hiệu quả đem lại vẫn chưa được như mong muốn.

Đến nay, thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 không còn nhiều. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các địa phương đã có phương án cho học sinh học trực tuyến để hoàn thành chương trình học. Đây được xem là phương pháp “tối ưu” nhất khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại khi chất lượng dạy và học không đảm bảo so với yêu cầu thực tế.

Cùng với nỗi lo chất lượng, nhiều phụ huynhcũng đang “băn khoăn” về các khoản phí học tập của con em mình trong nhữngtháng nghỉ học vì dịch bệnh.

Không thu học phí thời gian nghỉ dịch bệnh

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, vấn đề thu học phí được thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Việc học trực tuyến được đánh giá là giải pháp tối ưu trong thời điểm này.

Theo đó, không thực hiện thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh; thực hiện việc thu học phí đối với tháng đi học bù. Đồng thời, đảm bảo việc thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm; đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm.

Riêng các trường ngoài công lập, thực hiện việcthu học phí theo thỏa thuận từ trước với phụ huynh học sinh.

Đối với các khoản đã thu dịch vụ như tiền nước,tiền vệ sinh,... thì đây là các khoản thu dịch vụ theo thỏa thuận được thống nhấtgiữa nhà trường và phụ huynh học sinh cho cả năm học, thường thu vào đầu năm.Do đó, việc dọn vệ sinh trường lớp và chuẩn bị điều kiện cho học sinh quay trởlại trường đúng theo kế hoạch năm học và kế hoạch điều chỉnh nếu có phải do nhàtrường thực hiện và không được thu thêm chi phí.

Còn đối với các dịch vụ hỗ trợ học online vàhướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch, đây là dịch vụ phát sinh ngoài chươngtrình học chính khóa. Do đó, việc này do phụ huynh học sinh và nhà trường tự thỏathuận với nhau không tính bù vào chương trình học và thu học phí thêm.

Mặc dù việc thu phí để dạy và học online trongcác nhà trường gần như chưa có tiền lệ, và đây là dịch vụ thỏa thuận. Tuynhiên, các trường và phụ huynh cần có sự thỏa thuận với nhau trên cơ sở chi phíhợp lý nhất.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, đây là các hoạt độngngoài kế hoạch và chương trình, các nhà trường phải căn cứ nội dung, khối lượngcông việc để xây dựng tính toán mức thu hợp lý thu đủ bù chi cho các dịch vụ chứkhông thể thu theo học phí. Đồng thời, phải thông báo công khai và thỏa thuận vớiphụ huynh học sinh trước khi triển khai.

Thu thế nào cho hợp lý?

Đối với việc thu phí dạy học online, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng, phải xem xét cụ thể sự tham gia của đội ngũ giáo viên nhà trường là tích cực hay thụ động mà đưa ra mức học phí phù hợp.

Học online có thực sự đem lại hiệu quả?

Các trường và giáo viên phải chấp nhận “chịu thiệt” về thu nhập. Các trường công giáo viên vẫn có lương thì có thể miễn phí, trường tư có thể thu nhưng ở mức độ vừa phải.

“Tôi thấy lúc này mà thu bằng lúc bình thườngthì nó không hợp lý lắm. Cái này phải có yếu tố kêu gọi sự hi sinh của từng ngườiđể giúp cho các cháu và hệ thống giáo dục vượt qua được thời điểm này”, Tiến sĩKhuyến nói.

Ông Khuyến đưa ra ví dụ, các cầu thủ bóng đá nổi tiếng trong và ngoài nước họ chấp nhận giảm 50-70% lương thì hà cớ gì trường không giảm học phí cho học sinh. Tất cả cùng chia sẻ với nhau. Không thể lấy chuyện cân đong đo đếm ở đây, nó còn có yếu tố con người, tình người trong đó. Các trường tự thấy tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đối với cuộc sống, bố mẹ học sinh hiện nay không đi làm được, nghỉ việc… thì học phí cũng phải tính ở mức độ nào cho phù hợp.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Đại học Sư phạm Hà Nội lạicho rằng, giáo dục là một loại hình dịch vụ đặc thù. Việc giảng dạy cho họcsinh không phải cứ có lớp học, có bảng đen, phấn trắng thì mới gọi là giáo dạy.Giáo dục có nhiều phương thức và các cách xử lý khác nhau. Đành rằng dạy họconline, dạy học qua truyền hình không thể hiệu quả như đến lớp. Nhưng việc giáoviên phải theo dõi, chấm bài, giám sát việc học tập, đánh giá kết quả học tập,liên tục nhắc nhở học sinh... không thể gọi là không làm việc.

Để có được chất lượng giáo dục tốt nhất, chúngta cần phải đối đãi với người dạy đàng hoàng. 

“Các cụ ta đã có câu ‘muốn con hay chữ phảiyêu lấy thầy’. Người thầy sẽ là người trực tiếp theo dõi học sinh, tìm ra nhữngvấn đề của con để cùng cha mẹ xử lý. Điều này không có máy móc nào thay thế nổi.Nếu coi thường giáo viên, coi thường công việc và sức lao động của họ, liệu rằnghọ có làm việc hết mình và tâm huyết”, bà Hương chia sẻ. 

Đối với khối giáo dục công lập, trong thờigian nghỉ dịch giáo viên chỉ nhận lương cơ bản. Tuy nhiên, bà Hương cho rằng trợcấp cần thiết phải trả cho các giáo viên chủ nhiệm - những người vẫn trực tiếpgiáo dục trẻ thông qua các thiết bị điện tử hoặc bàn bạc với phụ huynh, việcnày là cần thiết và nên làm.

Theo bà Hương, nếu Bộ GD&ĐT có những hướng dẫn thu phí cụ thể từng trường hợp như dạy học online, dạy học qua truyền hình... thì việc lúng túng của các trường cũng như bức xúc của phụ huynh sẽ không xảy ra.

Bất cập việc học online

Đánh giá về các biện pháp đối phó với dịch bệnh, bà Hương cho rằng Bộ GD&ĐT đã quá chậm chạp trong việc đưa ra các phương án giải quyết tình trạng học sinh không thể đến trường trong đợt dịch. Tuy hiện nay, các công văn đã có hướng dẫn giáo viên các trường về việc dạy học từ xa nhưng các vấn đề liên quan vẫn chưa có văn bản quy định.

Lớp học của học của học sinh vùng cao trong mùa dịch.

Về phương pháp dạy học trực tuyến, Tiến sĩ Khuyến cho rằng phải có sự phối hợp với học tại trường, chứ không phải chỉ học thuần túy là học trực tuyến. Tức là không phải “khoán mặt” cho truyền hình phát như thế nào thì phát. Muốn có hiệu quả phải có sự quản lý của nhà trường và phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh để quản lý việc học.

“Nếu như có kết quả tồi, thì đấy là do trườngtổ chức không đến nơi đến chốn”, ông Khuyến nói.

Đánh giá về các hình thức dạy học trực tuyến,Tiến sĩ Khuyến đánh giá cao việc dạy học qua truyền hình. Ông cho rằng “có mặttrội hơn so với học trực tiếp ở trường bởi các thầy cô giáo rất giỏi”. Bên cạnhđó, việc học này đáp ứng được đa phần điều kiện của học sinh các vùng, miềntrong cả nước.

Đối với học online, ông Khuyến cho rằng đây đang là “thực tế đáng lo ngại”, “như là cái mốt”. Việc triển khai hình thức học chưa tính đến yếu tố cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của người học. Bởi, không phải học sinh nào cũng được trang bị máy tính, di động để học.

“Nếu học như thế thì không ổn, nó tạo ra sự bất bình đẳng giữa giàu và nghèo”, Tiến sĩ Khuyến thẳng thắn nhận định.

Đối với giáo viên, phương pháp dạy trực tuyếncũng đang còn nhiều “bỡ ngỡ”, theo kiểu tự sáng tác, nhưng trong điều kiện hiệnnay nên chấp nhận.

Đồng quan điểm, Thạc sĩ Bùi Xuân Phái, Đại họcLuật Hà Nội cho biết, ngay như Đại học Luật Hà Nội việc đào tạo qua mạng cũng gặpnhiều khó khăn, học sinh vùng sâu vùng xa cơ sở vật chất về hệ thống mạng khôngđảm bảo nên sẽ rất bất công cho sinh viên trong việc tiếp cận kiến thức.

Ông Phái cũng cho rằng, những giải pháp của Bộ GD&ĐT là cần thiết nhưng chưa đủ và chưa hoàn toàn phù hợp.

Lê Hoàng