Tàu chở người di cư tới nơi tiếp nhận tạm thời trên đảo Lampedusa, Italy, ngày 11/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN.
Phát biểu tại Thượng viện, Thứ trưởng Nội vụ Italy Nicola Molteni nhấn mạnh nếu không kiểm soát được vấn đề nhập cư bất hợp pháp, điều này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như lao động cưỡng bức, lao động bất hợp pháp, tội phạm, gây bất ổn xã hội...
Sắc lệnh trên, do Chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Giorgia Meloni ban hành, yêu cầu các tàu từ thiện di chuyển và cập cảng "không chậm trễ" sau khi giải cứu được người di cư, thay vì lênh đênh trên biển để tìm kiếm thêm các thuyền chở người di cư gặp nạn khác.
Chính phủ Italy khẳng định sắc lệnh không nhằm hạn chế các hoạt động giải cứu hoặc buộc lực lượng của các NGO phớt lờ các cuộc gọi khẩn cấp mà nhằm tìm cách chấm dứt việc "giải cứu người trên biển có hệ thống mà không có bất kỳ hình thức phối hợp nào".
Hạ viện Italy đã bỏ phiếu thông qua luật dựa trên sắc lệnh này hôm 15/02.
Hiện Italy đang đối mặt với tình trạng gia tăng số người nhập cư trái phép vượt biển từ Bắc Phi, song hoạt động của các tổ chức NGO chỉ giải cứu được hơn 10% trong tổng số. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, khoảng 105.140 người di cư bằng đường biển đã tới quốc gia Nam Âu này trong năm ngoái, tăng mạnh so với mốc 67.477 người năm 2021 và tăng hơn 3 lần so với mức 34.154 người trong năm 2020.
LHQ ước tính khoảng 1.400 người di cư đã thiệt mạng khi tìm cách vượt khu vực miền Trung Địa Trung Hải trong năm 2022.
DƯƠNG HOA/TTXVN
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp nào?