(LSO) - Hiện nay, tình hình tội phạm tham nhũng diễn biến rất phức tạp, đặc biệt trong giải quyết thủ tục hành chính công, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Việc lợi dụng cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và việc thực hiện dự án, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để chiếm đoạt tài sản nhà nước tiềm ẩn phức tạp khiến công tác đấu tranh vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Quốchội về thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm2019 ngày 04/9/2019. Theo báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 củaThanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, quatự kiểm tra nội bộ phát hiện 19 vụ, 22 đối tượng; qua hoạt động thanh tra đãphát hiện 48 vụ, 37 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng; qua giảiquyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 13 vụ, 30 đối tượng có hành vi liên quan đếntham nhũng. Cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 420 vụ án với 876 bị can phạm tộivề tham nhũng, trong đó khởi tố mới 214 vụ với 487 bị can. Viện kiểm sát nhândân các cấp khởi tố mới 240 vụ với 558 bị can về tội tham nhũng (tăng 09 vụ với112 bị can).
Tội phạm chủ yếu tập trung vào các tội:tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm dụngchức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; nhận hối lộ… Tòa án nhân dân các cấp đãthụ lý theo thủ tục sơ thẩm 344 vụ với 849 bị cáo; xét xử sơ thẩm 240 vụ, với 517bị cáo về các tội danh tham nhũng. Có 402 bị cáo phạm các tội nghiêm trọng, rấtnghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; đã có 09 bị cáo bị tuyên mức án tử hình,tù chung thân.
Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 đã kế thừa BLHS 1999 quy định các hành vi phạm tội tham nhũng trong Chương XXIII từ Điều 353 đến Điều 359 (bao gồm 7 tội danh) với nhiều nội dung mới liên quan đến tội tham nhũng, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khắc phục những bất cập trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Nhữngđiểm mới về các tội phạm tham nhũng của BLHS 2015 so với BLHS 1999
Thứ nhất, BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung tên chương, mục.
BLHS 1999 quy định tại Chương XXI: Các tộiphạm về chức vụ; Mục A - Các tội phạm về tham nhũng còn BLHS 2015 quy định tạiChương XXIII: Các tội phạm về chức vụ; Mục 1 - Các tội phạm tham nhũng. Như vậytên mục của BLHS 2015 về tội phạm tham nhũng ngắn gọn hơn nhưng vẫn thể hiện đầyđủ nội dung, ý nghĩa.
Thứhai,BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi chủ thể củatội phạm tham nhũng ra khu vực tư (ngoài nhà nước).
Các quy định của BLHS năm 1999 mới chỉdừng lại đối với các hành vi tham nhũng trong khu vực công (do cán bộ, côngchức nhà nước thực hiện) mà chưa ghi nhận về tội phạm tham nhũng trong khuvực tư (ngoài nhà nước). BLHS 2015 đã mở rộng nội hàm khái niệm tội phạmtham nhũng bao gồm cả các tội phạm tham nhũng trong khu vực tư (ngoài Nhànước), cụ thể là mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm không chỉ làngười có chức vụ trong khi thực hiện “công vụ” (đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước), mà còn làngười có chức vụ trong khi thực hiện “nhiệm vụ” (tại các doanhnghiệp, tổ chức ngoài nhà nước).
Phạm vi các tội phạm tham nhũng trongkhu vực tư (ngoài nhà nước) bao gồm hai tội danh sau: Tội tham ô tàisản, tội nhận hối lộ. Cụ thể là khoản 6 Điều 353 (tội tham ô tàisản) quy định “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp,tổ chức ngoài nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quyđịnh tại Điều này”; khoản 6 Điều 354 (tội nhận hối lộ) quy định “Ngườicó chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhànước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”.
Thứba, BLHS 2015 mở rộng nội hàm “của hối lộ” và lợi ích được đưa, nhận bấtchính trong một số điều khoản liên quan đến tội phạm tham nhũng.
BLHS năm 1999 xác định “của hối lộ”trong cấu thành tội nhận hối lộ và một số tội phạm tham nhũng liên quan như:đưa hối lộ, môi giới hối lộ... phải là tiền, tài sản hoặc lợi íchvật chất khác trị giá được bằng tiền. Ví dụ: khoản 1 Điều 279 BLHS 1999thì: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đãnhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thứcnào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồngnhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vìlợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảynăm”. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng xuất hiện những lợi ích khácnhư lợi ích về mặt tinh thần (tình dục, thăng cấp, bằng khen…) cũng được các đốitượng hối lộ nhằm đạt được mục đích của mình.
Trước thực trạng đó, BLHS 2015 đã bổsung thêm “lợi ích phi vật chất” vào các cấu thành định tội đối với tộinhận hội lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối vớingười khác để trục lợi và một số tội phạm khác về chức vụ như tội đưahối lộ, tội môi giới hối lộ và tội lợi dụng ảnh hưởng đối vớingười có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Việc bổ sung “lợi ích phi vậtchất” đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng tronggiai đoạn hiện nay và phù hợp với Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốcUNCAC.
Thứtư, BLHS 2015 bổ sung quy định hối lộ công chức nước ngoài; quy định cụ thể bênthứ ba hưởng lợi trong các tội phạm hối lộ.
Khoản 6 Điều 364 quy định: “Người nàođưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tếcông, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xửlý theo quy định tại Điều này”. Như vậy, hành vi hối lộ công chức nước ngoài đãchính thức được ghi nhận là một trường hợp của tội đưa hối lộ và được quy địnhcụ thể trong Luật Hình sự, việc bổ sung hành vi đưa hối lộ cho công chức nướcngoài hay công chức của tổ chức quốc tế công là cần thiết và phù hợp vớiCông ước Chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc.
BLHS 2015 cũng đã nêu ra vấn đề bên thứba hưởng lợi từ hành vi hối lộ; tại khoản 1 Điều 354 (tội nhận hối lộ) “Ngườinào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhậnbất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác…”,và khoản 1 Điều 364 (tội đưa hối lộ) “Người nào trực tiếp hay qua trung gian đãđưa hoặc sẽ đưa…”. Việc quy định như vậy tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hànhvi hối lộ trong những trường hợp của hối lộ không được thụ hưởng bởi chính ngườicó chức vụ, quyền hạn mà bởi người hoặc tổ chức khác với sự chấp nhận của ngườicó chức vụ, quyền hạn và điều đó nhằm vào việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ củangười có chức vụ, quyền hạn.
Thứnăm, bổ sung không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệuthi hành bản án đối với một số tội phạm tham nhũng.
Để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng,chống tội phạm, thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việcxử lý đến cùng tội phạm tham nhũng, Điều 28 BLHS năm 2015 bổ sung hai trườnghợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tàisản quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353, tội nhận hối lộ quy định tại khoản3 và khoản 4 Điều 354.
Điều 61 của BLHS 2015 đã bổ sung quy địnhkhông áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với tội tham ô, tội nhận hối lộ thuộctrường hợp đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, khoản 4 của các Điều 353, 354 BLHS2015).
Đối với các trường hợp này, bất kểthời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể bị truy cứu trách nhiệmhình sự.
Thứsáu, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm tham nhũng nếuđáp ứng được những điều kiện nhất định.
Trong tiến trình cải cách tư pháp, Đảngvà Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách phát triển đất nước nói chung vàxử lý các tội phạm về tham nhũng nói riêng, theo tinh thần của Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị là giảm hình phạt tử hình, đồng thờikhuyến khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho nhànước và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm đểhưởng chính sách khoan hồng. Theo quy định tại khoản điểm c khoản 3 Điều 40BLHS 2015 quy định “người bị kết án tửhình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lạiít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quanchức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”thì sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tửhình thành tù chung thân. Quy định này thể hiện quan điểm của Đảng về giảm hìnhphạt tử hình được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng cũng như tinh thần củaHiến pháp 2013 trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền sống của con người và xuấtphát từ việc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn việc thi hành án tử hình ở ViệtNam.
Một số đề xuất,kiến nghị
Mộtlà,theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sungvà Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về các hành vi thamnhũng, bao gồm 12 hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, BLHS 2015 chỉ quy định 07 tộidanh về tham nhũng. Như vậy, BLHS 2015 với Luật Phòng, chống tham nhũng năm2018 chưa có sự đồng nhất với nhau.
Theo quy định tại các khoản 8, 9, 10,11, 12 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 và các điểm h, i, k l, m khoản1 và điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì còn 05 hành viđược coi là hành vi tham nhũng, bao gồm:
Đưahối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặcđịa phương vì vụ lợi;
Lợidụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
Nhũngnhiễu vì vụ lợi;
Khôngthực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
Lợidụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụlợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra,kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Tuy nhiên, BLHS 2015 chỉ quy định một sốhành vi trên là tình tiết định khung tăng nặng như hành vi lợi dụng chức vụ,quyền hạn đối với tội đưa hối lộ (điểm d khoản 2 Điều 364), tội môi giới hội lộ(điểm đ khoản 2 Điều 365); hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tình tiết địnhkhung tăng nặng đối với tội sử dụng trái phép tài sản (điểm d khoản 2 Điều177); hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ,công vụ tại một số tội như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều360), tội đào nhiệm (Điều 363); hành vi bao che cho người có hành vi phạm tội(Điều 223, khoản 2 Điều 389); hành vi can thiệp trái pháp luật vào việc điềutra, truy tố, xét xử, thi hành án (tại Điều 358, 372, 381) hoặc có những hànhvi mà BLHS 2015 chưa đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng không đầy đủ như hành vinhũng nhiễu vì vụ lợi; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho ngườicó hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vàoviệc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thihành án vì vụ lợi; có hành vi được xác định là hành vi tham nhũng theo quy địnhcủa Luật Phòng, chống tham nhũng hiện nay không có chế tài hình sự và cũngkhông có chế tài hành chính cụ thể, riêng biệt nào để xử lý.
Chính vì vậy, theo tôi, để cho pháp luậtđược thống nhất và dễ áp dụng thì các nhà lập pháp nên quy định thêm 05 tộidanh riêng biệt thể hiện đầy đủ các nội dung tương ứng với 05 hành vi thamnhũng mà Luật Phòng, chống tham nhũng đã liệt kê. BLHS cần quy định thêm 05 tộidanh như sau:
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn đưa hốilộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địaphương vì vụ lợi”;
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụngtrái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Tội nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Tội không thực hiện, thực hiện khôngđúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểbao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệptrái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Hailà,BLHS 2015 chỉ quy định phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mạiđối với một số tội nhất định như các tội phạm quy định tại các điều 188, 189,190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225,226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 củaBLHS.
Tuy nhiên, đối với nhóm tội phạm thamnhũng được thực hiện bởi các pháp nhân thì lại chưa đặt ra vấn đề truy cứutrách nhiệm hình sự. Trong giai đoạn hiện nay, với quá trình hội nhập quốc tếtoàn cầu thì những hành vi phạm tội tham nhũng cũng đã manh nha xuất hiện vàgây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Chính vìvậy, trong thời gian tới, các nhà lập pháp cần nghiên cứu mở rộng phạm vi tộiphạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đặc biệt là về tộiphạm tham nhũng.
Ba là, tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 353 “ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức”; tình tiết quy định tại điểm c khoản 3 Điều 353; điểm d khoản 3 Điều 355 “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; tình tiết quy định tại điểm b khoản 2 các Điều 353 và 355 của BLHS “dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm”, hiện nay còn chưa có hướng dẫn cụ thể, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất. Vì vậy, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng các tình tiết trên để việc áp dụng pháp luật được thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Lê Văn Thanh TAQS Khu vực 2, Quân khu 1 |