/ Trợ giúp pháp lý
/ Người dân có thể ra khỏi nhà trong những trường hợp nào khi thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16?

Người dân có thể ra khỏi nhà trong những trường hợp nào khi thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16?

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) – Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp và nguy hiểm, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã quyết định thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Vậy, người dân có thể ra khỏi nhà trong những trường hợp nào khi thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg?.

Ảnh minh họa. 

Về vấn đề này, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, Văn bản 2601/VPCP-KGVX nêu rõ, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết bao gồm:

- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn…;

- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, Luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ...

Người dân ra khỏi nhà cần phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Bên cạnh đó, nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, Luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... cũng được tiếp tục hoạt động.

Tuy nhiên, người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp: (i) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; (ii) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; (iii) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; (iv) Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

PV

Trình tự, thủ tục để F0, F1 nhận hỗ trợ do đại dịch Covid-19

Lê Minh Hoàng