Ảnh minh họa.
Cụ thể, việc ban hành Kế hoạch này nhằm thực hiện các mục đích như sau:
- Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, qua đó nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại; loại bỏ các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Tòa án nhân dân Tối cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân kỷ cương, liêm chính;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân Tối cao căn cứ kế hoạch này xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo Kế hoạch, một trong các nhiệm vụ, giải pháp được TAND Tối cao đưa ra là về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật. Theo đó, TAND Tối cao sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực nhất là trong lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
Thực hiện rà soát, sửa đổi, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành thể chế, chính sách pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của Tòa án nhân dân liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; loại bỏ các nội dung quy định không phù hợp với yêu cầu; các quy định thiếu chặt chẽ, dễ gây sơ hở để lợi dụng, tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản, thời gian lao động; xác định đây là khâu quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật được giao đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ngăn chặn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện Đề án “Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Tòa án nhân dân” của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
Trên cơ sở Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Tòa án nhân dân.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Cụ thể, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch theo Quy định số 179/QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh có dấu hiệu tham nhũng; công bố, công khai kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời biểu dương, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng theo quy định.
Triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Ngoài ra, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; chú trọng, tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các tập thể, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo, hình thức.
MINH HIỀN