(LSVN) - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là một trong những chủ thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Vai trò của họ là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại trong quá trình tố tụng, nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người bị hại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
(LSVN) - Trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (vụ án giao thông), việc xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể khi có thiệt hại về sức khỏe cho người khác là yếu tố quan trọng để định tội danh, định khung hình phạt…, bởi Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 có cấu thành vật chất, hậu quả là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi người bị thiệt hại về sức khỏe từ chối giám định.
(LSVN) - Việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại tại phiên tòa phúc thẩm đã được pháp luật quy định và TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 để hướng dẫn, tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Do đó, để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cần sớm ban hành Nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật những vấn đề còn vướng mắc đã phân tích trên.
(LSVN) - Ngày 05/4/2024, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Hà Nội cho biết, đơn vị đang phối hợp rà soát bị hại trong các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Hà Nội.
(LSVN) - Trong quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án hình sự, việc xác định tuổi của người tham gia tố tụng là yếu tố rất quan trọng. Chỉ khi xác định được tuổi của người tham gia tố tụng, đặc biệt bị can, bị cáo, bị hại thì mới có thể xác định được chính xác thủ tục tố tụng cần áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Bên cạnh đó, tuổi của bị can, bị cáo, bị hại chính là căn cứ để định tội, định khung, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
(LSVN) - Trong những năm trở lại đây, hành vi cố ý xâm phạm đến sức khoẻ của người khác dưới các thương tích cụ thể có chiều hướng gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ, diễn biến phức tạp. Song, việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, nhất là việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với người bị hại khi họ từ chối giám định.
(LSVN) - Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là một trong những chế định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 (BLTTHS), thể hiện sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một vấn đề đó là việc không khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của bị hại hoặc đã khởi tố vụ án nhưng bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án bị đình chỉ, có là bỏ lọt tội phạm hay không?
(LSVN) - Theo Luật sư, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng có nghĩa vụ phải tham gia phiên tòa. Vụ án này có rất nhiều người bị hại, về nguyên tắc, Tòa án phải triệu tập tất cả những người bị hại tham dự phiên tòa để trình bày ý kiến, đưa ra yêu cầu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng quy định tại Điều 62, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng không yêu cầu một cách tuyệt đối là bị hại vắng mặt thì phiên tòa được mở hay không mà việc có tiến hành xét xử hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí, sự xem xét, cân nhắc của Hội đồng xét xử, quy định này cho phép bị hại được phép vắng mặt tại Tòa và trường hợp vẫn muốn Tòa án tiến hành xét xử bình thường, người bị hại phải làm đơn xin vắng mặt kèm theo yêu cầu, nguyện vọng của mình gửi cho Tòa án trước thời điểm mở phiên tòa.
(LSVN) - Sau khi nghiên cứu bài viết “Trao đổi về việc áp dụng Điều 357 BLTTHS năm 2015” của các tác giả Võ Hoàng Khải và Võ Văn Tuấn Khanh (Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang), đăng ngày 02/3/2021, tôi đồng tình một phần với quan điểm của các tác giả.
(LSVN) – Sau khi gây tai nạn giao thông, phía người gây tai nạn đã thực hiện đầy đủ các chi phí bồi thường đối với người bị hại và người bị hại cũng có có đơn xin yêu cầu không xử lý hình sự. Vậy, người đâm xe có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
(LSVN) - Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt do tính chất của vụ án và vì lợi ích của bị hại, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của bị hại.
(LSVN) - Theo Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Nếu bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại.
(LSVN) - Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Để bảo đảm thời gian xét xử vụ án diễn ra đúng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án, sự có mặt của người bào chữa và những người tham gia tố tụng liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là không thể thiếu, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
(LSVN) - Trong thực tế có những trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự, xử lý tội phạm và người phạm tội mặc dù đảm bảo được việc bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội nhưng lại gây thêm những tổn thất về tinh thần cho đối tượng trực tiếp bị tội phạm tác động là bị hại. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự trao cho bị hại - chủ thể có địa vị pháp lý đặc biệt trong tố tụng hình sự quyền quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bị hại, không làm họ phải chịu những tổn thất khác về tinh thần do việc khởi tố vụ án, xử lý tội phạm và người phạm tội.
(LSVN) - Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và ý chí chủ quan của người bị hại, nhiều hành vi được xác định có dấu hiệu tội phạm nhưng để khởi tố vụ án thì cần có đơn đề nghị của bị hại.
(LSVN) - Bài viết đề cập đến chế định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực tiễn thực hiện pháp luật, những khó khăn vướng mắc khi thực hiện và hướng đề xuất, kiến nghị.