Tha tù trước thời hạn có điều kiện – Một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng
Tha tù trước thời hạn có điều kiện – Một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng

(LSVN) - Tha tù trước thời hạn có điều kiện là chế định thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta được quy định tại Điều 66 Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 2015, mục 3 Chương III Luật Thi hành án hình sự năm 2019 nhằm thực hiện chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hướng dẫn áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP; Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.

Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập
Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập

(LSVN) - Hoạt động xét xử của Tòa án (Thẩm phán và Hội thẩm) là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, công dân, cơ quan và tổ chức nói riêng, bảo vệ Nhà nước xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung. Trong Nhà nước pháp quyền của chúng ta, tính độc lập của hoạt động tư pháp là một trong những đặc trưng cơ bản và được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013), được cụ thể hóa trong các đạo luật quan trọng như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức TAND… Trải qua quá trình phát triển, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện từ lý luận, tư duy đến thực tiễn, thông qua hoạt động xét xử nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử ngày càng thể hiện rõ và đi vào thực chất hơn, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Hội đồng xét xử (HĐXX) nói chung và nâng cao chất lượng giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội thẩm nói riêng.

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự

(LSVN) – Trong một vụ án hình sự, Cơ quan điều tra thu thập rất nhiều tài liệu, đồ vật khác nhau. Tuy nhiên, không phải tài liệu, đồ vật nào cũng là vật chứng trong vụ án. Nếu tài liệu, đồ vật thu thập trong vụ án không phải là vật chứng và không thuộc trường hợp cấm lưu hành, thì đương nhiên phải trả lại. Còn nếu tài liệu, đồ vật là vật chứng, thì phải xem xét tịch thu nộp ngân sách Nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu. Do vậy, cần phải xác định rõ tài liệu, đồ vật nào là vật chứng, tài liệu, đồ vật nào không phải là vật chứng để có cơ sở xem xét, xử lý.