Khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết các quy định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự trong thực tiễn hiện nay
Khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết các quy định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự trong thực tiễn hiện nay

(LSVN) - Điều tra vụ án hình sự là một chế định lớn của khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nó có vai trò pháp lý vô cùng quan trọng, trong đó các quy định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự có ý nghĩa sâu sắc được cụ thể hóa từ những nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc suy đoán vô tội, tôn trọng và bảo vệ quyền con người… Thể hiện được sự công bằng, khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, chế định đình chỉ điều tra vụ án hình sự hiện nay vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người liên quan trong vụ án hình sự
Quyền và nghĩa vụ của người liên quan trong vụ án hình sự

(LSVN) - Trong vụ án hình sự, người tham gia tố tụng bao gồm: bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến, người bào chữa,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Bàn về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Bàn về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

(LSVN) - Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành (BLTTHS hiện hành). Bên cạnh việc giải quyết phần hình sự trong vụ án, pháp luật Việt Nam quy định Tòa án giải quyết các vấn đề dân sự liên quan đến tội phạm, vì mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, từ đó đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự một cách toàn diện, triệt để. Do đó, yêu cầu xét xử đối với vụ án hình sự là phải giải quyết tốt song song cả hai mặt về mặt hình sự và vấn đề dân sự có liên quan trong vụ án.

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

(LSVN) - Một trong những vấn đề quan trọng trong giải quyết các vụ án hình sự đó chính là phần dân sự liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại và quyền yêu cầu giải quyết trong một vụ án hình sự của bị hại do tội phạm gây ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Tuy nhiên, để xem xét giải quyết phần trách nhiệm dân sự và các thỏa thuận giữa các bên trong cùng một vụ án có phù hợp hay không thì còn có nhiều quan điểm áp dụng chưa thống nhất trên thực tiễn.

Một số vấn đề về xử lý vật chứng, đồ vật, tài sản trong vụ án hình sự
Một số vấn đề về xử lý vật chứng, đồ vật, tài sản trong vụ án hình sự

(LSVN) - Theo quy định, việc xử lý vật chứng, đồ vật, tài sản do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện Kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Về cách thức xử lý vật chứng, Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) cũng đã có các quy định cụ thể. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý trong vụ án hình sự vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu.

Tranh luận nảy lửa: 'Chức vụ, quyền hạn' và vấn đề chủ thể trong các vụ án hình sự
Tranh luận nảy lửa: 'Chức vụ, quyền hạn' và vấn đề chủ thể trong các vụ án hình sự

(LSVN) - Vừa qua, trong một vụ án hình sự lớn đang được dư luận quan tâm. Liên quan đến việc truy tố một bị cáo về tội "Tham ô tài sản" (Điều 353 BLHS 2015) khi người này tuy không có chức vụ, không được bầu, bổ nhiệm… nhưng đã dùng “quyền lực mềm”, dùng “sự ảnh hưởng” của mình để tác động đến những người có chức vụ tại doanh nghiệp, qua đó chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp này.

Các căn cứ để đình chỉ vụ án hình sự và hậu quả pháp lý
Các căn cứ để đình chỉ vụ án hình sự và hậu quả pháp lý

(LSVN) - Thực tiễn tố tụng cho thấy đình chỉ vụ án hình sự không hiếm, pháp luật cho phép cơ quan tố tụng có quyền đình chỉ vụ án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với mỗi căn cứ pháp lý để đình chỉ vụ án hình sự thì hậu quả pháp lý sẽ khác nhau. Bởi vậy, cần làm rõ căn cứ để đình chỉ vụ án hình sự đảm bảo việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, công bằng, đảm bảo tính pháp chế và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật.

Xử lý tài sản trong vụ án hình sự như thế nào?
Xử lý tài sản trong vụ án hình sự như thế nào?

(LSVN) – Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xử lý tài sản trong vụ án hình sự như thế nào? Trong trường hợp tài sản không liên quan đến vụ án mà được xác định là do buôn bán, kinh doanh bất động sản nhưng không kê khai thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế, không nộp thuế thì có được xem là hành vi trốn thuế không?

Bàn về hậu quả tâm lí của hành vi phạm tội trong giải quyết các vụ án hình sự
Bàn về hậu quả tâm lí của hành vi phạm tội trong giải quyết các vụ án hình sự

(LSVN) - Khi một người thực hiện hành vi phạm tội, tâm lý của họ sẽ có những chuyển biến, thay đổi nhất định trong các giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn chuẩn bị lên kế hoạch, thực hiện tội phạm, kết thúc và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Những vụ án càng nghiêm trọng, phức tạp thì quá trình chuyển biến tâm lý càng diễn ra thường xuyên và liên tục. Quá trình tâm lý sau khi thực hiện hành vi phạm tội được diễn ra mạnh mẽ nhất. Từ thực tiễn cho thấy, việc nghiên cứu hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội có ý nghĩa quan trọng góp phần không nhỏ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trong việc định khung hình phạt, xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích làm rõ các yếu tố hình thành nên hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội và tầm quan trọng của nó.

Bàn về việc xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi và bị hại đủ 70 tuổi trong vụ án hình sự
Bàn về việc xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi và bị hại đủ 70 tuổi trong vụ án hình sự

(LSVN) - Trong quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án hình sự, việc xác định tuổi của người tham gia tố tụng là yếu tố rất quan trọng. Chỉ khi xác định được tuổi của người tham gia tố tụng, đặc biệt bị can, bị cáo, bị hại thì mới có thể xác định được chính xác thủ tục tố tụng cần áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Bên cạnh đó, tuổi của bị can, bị cáo, bị hại chính là căn cứ để định tội, định khung, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với người phạm tội. 

Đề xuất Luật sư sao chụp tài liệu vụ án hình sự phải chịu chi phí
Đề xuất Luật sư sao chụp tài liệu vụ án hình sự phải chịu chi phí

(LSVN) – Mới đây, Bộ Tư pháp đã công bố tài liệu cho ý kiến về hồ sơ dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng do TAND Tối cao chủ trì soạn thảo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng đề xuất trường hợp bị can, người bào chữa yêu cầu sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội thì phải chịu chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4.

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

(LSVN) - Bài viết phân tích những vấn đề chung về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và các quy định của pháp luật tố tụng về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này.

Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường trong điều tra vụ án hình sự
Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường trong điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động quan trọng nhằm truy nguyên những dấu vết, chứng cứ để góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự. Tuy nhiên trong thực tế, hiện trường luôn bị thay đổi bởi tác động của con người, các yếu tố tự nhiên hoặc do sự tự biến đổi của bản thân của chúng. Các yếu tố này ít nhiều làm cho hiện trường không còn nguyên vẹn. Do đó, cần phải có hoạt động bảo vệ hiện trường, mặc dù có vai trò quan trọng trong như vậy nhưng công tác này hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra một số hạn chế còn tồn tại và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường, từ đó giúp quá trình điều tra vụ án hình sự được nhanh chóng, khách quan và chính xác.

Bàn về việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký tiến hành tố tụng vụ án hình sự
Bàn về việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký tiến hành tố tụng vụ án hình sự

(LSVN) - Thẩm phán, Hội thẩm (Hội đồng xét xử) và Thư ký là những thành phần tiến hành tố tụng không thể thiếu trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, việc những thành phần trên tham gia giải quyết vụ án hình sự không thể lúc nào cũng thuận lợi, trên thực tế phát sinh nhiều tình huống, nhiều trường hợp khác nhau mà họ không thể tiếp tục tiến hành tố tụng. Lúc này, pháp luật đã dự liệu các cách thức giải quyết khác nhau, trong đó có việc thay đổi những thành phần này. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Bàn về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Bàn về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

(LSVN) - Xét xử vụ án hình sự là hoạt động trung tâm, đóng vai trò chính đó là Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành rà soát và đánh giá một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết của vụ án hình sự để giải quyết, phán xét và quyết định bị cáo có tội hay không bằng việc tuyên một bản án công minh, đúng pháp luật. Qua đó, đảm bảo sức thuyết phục, tránh bỏ lọt tội phạm và kết án oan người vô tội, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Vì vậy, bên cạnh giải quyết tốt các vấn đề trong vụ án hình sự thì cũng cần phải quan tâm tới những vấn đề dân sự khác có liên quan.

Bàn về việc hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hạn truy tố vụ án hình sự
Bàn về việc hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hạn truy tố vụ án hình sự

(LSVN) - Truy tố vụ án hình sự là một giai đoạn trong quá trình tố tụng, giải quyết vụ án hình sự, sau giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước Tòa án để tiến hành xét xử thông qua bản cáo trạng, thẩm quyền thực hiện quyền truy tố thuộc về Viện Kiểm sát.

Một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự
Một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Là một nội dung quan trọng phải được xem xét và quyết định khi giải quyết vụ án hình sự, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự (TNHS) hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Mặc dù hiện nay chưa có hướng dẫn liên quan, nhưng đa số vẫn dựa trên tinh thần của Nghị quyết 01/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Qua thực tiễn xét xử, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.

VKSND Cấp cao tại Hà Nội thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự
VKSND Cấp cao tại Hà Nội thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự

(LSVN) - Vừa qua, Hội đồng Giám đốc thẩm Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 11/2020/HS-PT ngày 04/3/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh YB đối với bị cáo Hà Trung K.; giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2019/HSST ngày 28/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện TT, tỉnh YB. Thông qua vụ án này, VKSND Cấp cao tại Hà Nội thông báo để VKSND các cấp nghiên cứu, rút kinh nghiệm.

Bàn về việc không khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của bị hại có bỏ lọt tội phạm
Bàn về việc không khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của bị hại có bỏ lọt tội phạm

(LSVN) - Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là một trong những chế định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 (BLTTHS), thể hiện sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một vấn đề đó là việc không khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của bị hại hoặc đã khởi tố vụ án nhưng bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án bị đình chỉ, có là bỏ lọt tội phạm hay không?