Tài sản của tội phạm tham nhũng đi đâu?

13/01/2021 23:05 | 3 năm trước

(LSVN) - Càng đẩy mạnh và quyết liệt thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng chẳng những mở ra con đường tiếp cận công bằng xã hội, mà còn xây dựng nên những con đường huyết mạch của đất nước, phục  vụ quốc kế, dân sinh.

Báo cáo của các cơ quan tư pháp tại phiên họp Thường vụ Quốc hội mới đây cho thấy, xuyên suốt cả nhiệm kỳ là việc xử lý các vụ án tham nhũng và kinh tế, từ khâu phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử, thi hành án, thu hồi tài sản tham nhũng. Rất đáng ghi nhận như một dấu ấn nhiệm kỳ tư pháp là số tiền tham nhũng thu hồi được gần 80.000 tỉ đồng - bằng đúng số tiền mà mới đây Chính phủ tập trung đầu tư cho 2 dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam. Càng đẩy mạnh và quyết liệt thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng chẳng những mở ra con đường tiếp cận công bằng xã hội, mà còn xây dựng nên những con đường huyết mạch của đất nước, phục  vụ quốc kế, dân sinh.

Càng đẩy mạnh và quyết liệt thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng chẳng những mở ra con đường tiếp cận công bằng xã hội, mà còn xây dựng nên những con đường huyết mạch của đất nước, phục  vụ quốc kế, dân sinh.

Tuy nhiên, "bát nước đã đổ, khó hốt lại cho đầy" là hình ảnh ví von của Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Dân gian dùng thành ngữ này để nói về chuyện tình cảm con người nhưng ở đây lại đúng với tình trạng thu hồi tài sản tham nhũng, và càng đúng hơn trong trường hợp làm cách nào đó để "bát nước" đừng đổ. Ông Viện trưởng đã đề xuất xây dựng và ban hành Luật Đăng ký tài sản - một sáng kiến pháp luật rất có ý nghĩa thực tế cho ngay hôm nay và lâu dài, không thể bỏ qua như đã từng bỏ việc thu hồi tài sản bất minh (không chứng minh được nguồn gốc), vì e rằng động chạm đến các quyền dân sự về tài sản.

Bởi không có chế tài, không có những quy định pháp luật chặt chẽ về nguồn gốc tài sản phát sinh cho nên một hiện trạng mà các đại biểu nêu lên trên diễn đàn Quốc hội như một nghịch lý mà không ai làm gì được, đó là mới có "tí tuổi đầu" mà gia sản đã có vài chục nghìn tỉ, ai cũng biết tiền đó từ đâu, ai là bố của các "phú gia địch quốc" trẻ tuổi này?. Tài sản tham nhũng đứng tên người không tham nhũng là một phương cách mà nhóm tham nhũng áp dụng khá phổ biến từ trước đến nay và tỏ ra có hiệu quả. Đường đi của tài sản tham nhũng cũng không có gì là lắt léo, không cần đến những hình thức rửa tiền tinh vi, nó chỉ cần đứng tên người không dính đến tham nhũng trong các tài khoản ngân hàng, chứng khoán hoặc ở các bất động sản tại nước ngoài.

Một nhận định của ông Viện trưởng rất đáng chú ý và có liên quan tới giới Luật sư của chúng ta là vai trò của Luật sư trong những vụ án tham nhũng lớn. Theo ông, Luật sư vừa góp phần bảo vệ quyền con người nhưng khi hành nghề lại có yếu tố tìm mọi cách để bảo vệ thân chủ. Ông dẫn chứng, có trường hợp đối tượng đã đồng ý với điều tra viên và kiểm sát viên khắc phục hậu quả 800 tỉ đồng, nhưng sau khi gặp Luật sư thì thay đổi ý định. Một Luật sư chân chính, giữ lời thề nghề nghiệp là bảo vệ sự thật, phụng sự công lý, vì đất nước hẳn sẽ không khuyên thân chủ kiểu "vẽ đường cho hươu chạy" như vậy!   

NHỊ NGỌC

Chữ và nghĩa: 'Tu chính án' là gì?