Ông Tanee Sangrat cho hay một số nhà lãnh đạo trong ASEAN, trong đó Myanmar là một thành viên - đã xác nhận sự tham dự của họ tại cuộc gặp ở Jakarta, trong đó có lãnh đạo quân sự Myanmar - Min Aung Hlaing.
Các nước láng giềng của Myanmar đã nỗ lực khuyến khích việc tổ chức các cuộc đàm phán giữa các bên ở Myanmar nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Nam Á này.
Kế hoạch tổ chức hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN nói trên đã được nước chủ nhà Indonesia và Ngoại trưởng Retno Marsudi thúc đẩy trong vài tuần qua, với sự ủng hộ của Malaysia, Brunei, Singapore và Philippines.
Đầu tháng 4 vừa qua, Brunei - nước đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2021 - đã lên tiếng ủng hộ tổ chức hội nghị trên nhằm thảo luận về các diễn biến tại Myanmar và cho biết đã yêu cầu các quan chức chuẩn bị cho cuộc họp này tại Jakarta.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2 sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang cùng các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội
Myanmar cho rằng có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua cho dù Ủy ban Bầu cử liên bang Myanmar bác bỏ cáo buộc này. Quân đội cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận việc tiến hành đảo chính.
TTXVN
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hai nghị quyết về Libya