/ Thuật ngữ pháp lý
/ Thực trạng hoạt động của luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội

Thực trạng hoạt động của luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội

05/01/2021 18:03 |

Hoạt động tố tụng hình sự gồm các giai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mỗi giai đoạn tố tụng hình sự đều quan trọng và góp phần giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật. Trong các giai đoạn này, có thể nói rằng, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là quan trọng nhất, khi tất cả tài liệu, chứng cứ hợp pháp của cơ quan tiến hành tố tụng; lời khai của người tham gia tố tụng và các tài liệu, chứng cứ hợp pháp, lời biện hộ của người bào chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đều được đưa ra xem xét, đánh giá, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa làm căn cứ để Hội đồng xét xử đi đến quyết định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội? nếu có thì phạm tội danh gì? Mức nào của khung hình phạt về tội đó? Trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án; tránh oan, sai; công lý được thực thi đúng pháp luật; quyền con người được bảo đảm. Vai trò của luật sư được thể hiện trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét và toàn diện nhất. Tuy nhiên, hiện nay, sự tham gia của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên cần thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục vấn đề này.
Trong bài viết, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi các quyền của luật sư trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án; tránh oan, sai; công lý được thực thi đúng pháp luật; quyền con người được bảo đảm.

Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng củacông dân khi tham gia tố tụng và luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốcgia. Ở nước ta, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc hiến định và đượcHiến pháp năm 2013 quy định: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, hoặc người khác bào chữa(khoản 4 Điều 31) và Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợppháp của đương sự được đảm bảo (Điều 103). Đây là nguyên tắc đặc thù trong tố tụnghình sự (TTHS), được cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam điều chỉnhviệc tiến hành giải quyết vụ án hình sự (VAHS) trong các giai đoạn khác nhau củaTTHS. Để bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của công dân, luật sư và vai trò củaluật sư bào chữa cho đương sự trong các vụ án hình sự là đặc biệt quan trọng vàlà phương thức chủ yếu nhất thực thi quyền này.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích hoạtđộng của luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (XXST) VAHSqua nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Hà Nội.

1. Khái quát về hoạt động luật sư tại thành phố Hà Nội

Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội được thành lập theoQuyết định số 1615/QĐ-TC ngày 30/4/1984 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.Ngày 24/11/1984, Đoàn luật sư mới chính thức đi vào hoạt động, với 16 sáng lậpviên là những luật sư có uy tín lớn trong công tác lập pháp, hành pháp và tưpháp Việt Nam. Các thế hệ luật sư Thủ đô luôn tự hào về Đoàn Luật sư của mìnhđược thành lập sớm nhất trong cả nước, hơn 35 năm ra đời và không ngừng pháttriển cả về mặt số lượng và chất lượng.

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 củaBộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đếnnăm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có chủ trương đến năm 2020 số lượngluật sư trên cả nước phải đạt từ 18.000 đến 20.000 luật sư. Ngày 19/11/2012, Ủyban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5332/QĐ-UBND về Kế hoạchChiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn Thủ đô phải đạt mụctiêu phát triển được 5.000 luật sư. Tính đến hết tháng 12/2018, Đoàn Luật sưthành phố Hà Nội đã phát triển được 3.655 luật sư, trên toàn địa bàn thành phốcó 1.134 tổ chức hành nghề luật sư (tính trung bình hơn 03 luật sư/01 tổ chứchành nghề); trên 2.000 người tập sự hành nghề luật sư, đây sẽ là nguồn lực đảmbảo cho Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội hoàn thành chiến lược phát triển nghề luậtsư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cho thấy sựquan tâm, trân trọng của xã hội đối với nghề luật sư.

Bên cạnh việc phát triển nhanh chóng về số lượng luậtsư, chất lượng luật sư của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cũng từng bước được cảithiện và nâng cao. Theo số liệu tổng hợp dựa trên cơ sở báo cáo chưa đầy đủ củacác tổ chức hành nghề luật sư, trong 05 năm (2013 đến 2018, Đoàn Luật sư thànhphố Hà Nội đã thực hiện được tổng số 94.501 dịch vụ pháp lý, trong đó tham giacác VAHS: 12.093 vụ (trong đó có 4.246 vụ án theo yêu cầu của các cơ quan tiếnhàng tố tụng (THTT), chiếm tỷ lệ trên 35%).

2. Thực trạng hoạt động của luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội

Trong thời gian qua, số lượng các VAHS có luật sưtham gia bào chữa cũng ngày càng tăng. Đặc biệt, với sự tham gia của luật sư, kếtquả giải quyết của một số vụ án đã lật ngược lại hướng buộc tội ban đầu, giúpthân chủ từ người bị coi là có tội thành người không có tội hoặc chuyển sang mộttội danh khác, áp dụng một hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị của Viện kiểm sáthoặc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Luật sư bào chữa tham gia phiên tòa sơ thẩmVAHS để bảo vệ cho bị cáo. Luật sư bào chữa thực hiện các hoạt động chứng minhtại phiên tòa sơ thẩm VAHS với mục đích khẳng định tính thiếu căn cứ hoặc khônghợp pháp trong nội dung cáo trạng nhằm bác bỏ những cáo buộc của Viện kiểm sát,của người bị hại để chứng minh sự vô tội của bị cáo hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệmhình sự, trách nhiệm bồi thường của bị cáo.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việctham gia phiên tòa của luật sư bào chữa thể hiện nguyên tắc: “Bảo đảm quyền bàochữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đươngsự” (Điều 16). Hoạt động bào chữa trong TTHS ngày càng được chú trọng theo tiếntrình phát triển của chế độ dân chủ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, vai tròcủa luật sư bào chữa đã dần được khẳng định trong thực tiễn bảo vệ quyền lợi củabị cáo trước Tòa. Kết quả sự nỗ lực của luật sư bào chữa đã đóng góp không nhỏđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, làm cho bản án doTòa án tuyên ra được chính xác, khách quan và dân chủ. Tuy nhiên, hoạt động củaluật sư bào chữa tại phiên tòa cũng vẫn còn nhiều hạn chế mà ít nhiều đã làm giảmđi hiệu quả của công tác và hoạt động của luật sư trong việc bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thời gian qua, các luật sư tham gia tố tụng tạithành phố Hà Nội còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn từ phía các cơ quan THTT,cụ thể: Việc cấp đăng ký, thông báo người bào chữa, tham dự hỏi cung bị can, việcgặp và làm việc với bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án…  Người THTT chưa nhận thức đầy đủ về vai trò củaluật sư khi tham gia tố tụng để đảm bảo sự khách quan trong hoạt động tố tụng,chưa tạo điều kiện để luật sư tham gia tố tụng. Còn có những quy định của cáccơ quan THTT chưa phù hợp, chưa đồng bộ với quy định của luật dẫn đến cách hiểuvà vận dụng pháp luật của những người THTT cũng rất khác nhau (nhiều lúc, nhiềunơi còn tùy tiện), còn nhiều trường hợp bị can từ chối luật sư ngay từ khi làmthủ tục tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra, dù rằng trước khi bị bắt họtha thiết mời luật sư tham gia.

- Nhiều trường hợp các cơ quan THTT còn yêu cầu luậtsư nộp phải nộp giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư hoặc những giấy tờkhác mà pháp luật không quy định, thậm chí có trường hợp còn đòi hỏi luật sưcung cấp giấy yêu cầu luật sư của khách hàng phải có thị thực của chính quyền địaphương. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 27 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổinăm 2012), thì luật sư khi tham gia tố tụng chỉ cần xuất trình Thẻ luật sư vàGiấy yêu cầu luật sư của khách hàng.

- Để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, để bảo vệtốt nhất quyền lợi hợp pháp cho khách hàng, (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo)luật sư không thể không làm việc với họ. Tuy nhiên, việc gặp gỡ và làm việc vớibị can, bị cáo đang bị tạm giam cũng gặp phải không ít cản ngại, cụ thể: Luật Thihành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực từ 01/01/2018 quy định người bào chữa có quyềngặp người bị tạm giữ, tạm giam mà không kèm theo bất kỳ một điều kiện gì. Thếnhưng, nhiều nơi, nhiều lúc luật sư gặp bị can, bị cáo luôn bị cơ quan điều tragây khó, ví dụ như: Cơ quan điều tra yêu cầu trại tạm giam chỉ giải quyết choluật sư gặp bị can, bị cáo khi có điều tra viên giám sát. Thậm chí, có trường hợpbị cáo kháng cáo và Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã thụ lý vụ án, cấpthông báo người bào chữa cho luật sư nhưng khi vào trại làm việc với “bị án”nhưng cơ quan điều tra vẫn yêu cầu phải có mặt điều tra viên, luật sư mới đượcvào trại giam làm việc.

- Về thời gian làm việc với bị can, bị cáo đang bị tạmgiam cũng là một cản ngại vô cùng lớn đối với luật sư. Luật sư sau khi làm hếtcác thủ tục và kiên trì đợi thông thường khoảng 30 phút, 45 phút để được gặp bịcan, bị cáo trong khoảng thời gian 30 phút. Vấn đề đặt ra là, có những vụ án,luật sư phải đi hàng nghìn km và sau khi hoàn tất thủ tục sẽ được giải quyết gặpbị can, bị cáo 30 phút; có không ít trường hợp luật sư phải đăng ký luôn 05ngày (10 lần, cả sáng và chiều) để có thời gian làm việc với bị cáo tổng cộng từ03 giờ đến 04 giờ. Luật sư gặp bị cáo thì đa số bị bố trí cán bộ công an, quảnlý trại giam hoặc bộ phận khác giám sát ngồi cùng phòng hỏi cung hoặc bị ghiâm, ghi hình;...

- Về quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu có tronghồ sơ vụ án của luật sư cũng gặp không ít khó khăn. Lẽ thường, một khi đã làquyền của luật sư thì sẽ là nghĩa vụ tương ứng của các cơ quan THTT (Viện Kiểmsát, Tòa án). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lúc, nhiều nơi kiểm sát viên, thẩm phángây khó khi các luật sư thực hiện quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu…

Mặc dù hoạt động hành nghề vẫn còn không ít những cảnngại từ phía các cơ quan THTT như vậy, nhưng để giúp các cơ quan THTT từ trungương đến địa phương hoàn thành nhiệm vụ, thì Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội vẫnđáp ứng đầy đủ, kịp thời 100% vụ án cần có luật sư chỉ định với tinh thần tráchnhiệm cao.

Tuy hoạt động bào chữa của đội ngũ luật sư Hà Nộitrong giai đoạn XXST VAHS đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đóvẫn còn có những hạn chế nhất định như: (i) Số VAHS sơ thẩm có luật sư tham giabào chữa còn rất hạn chế; (ii) Chất lượng của đội ngũ luật sư còn thấp, nhiều hạnchế chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp... làm cho kết quả hoạt độngbào chữa của luật sư chưa cao; (iii) Vị trí, vai trò của luật sư trong xã hộivà trong tham gia tố tụng còn hạn chế, chưa thực sự được nhìn nhận đúng và đầyđủ. Những hạn chế trong hoạt động tham gia bào chữa của luật sư nêu trên xuấtphát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân kháchquan:

Về nguyên nhân chủ quan

Một là, số lượng luật sư hiện có so với dân số cònthấp và có sự phát triển mất cân đối lớn giữa khu vực thành thị và khu vực nôngthôn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và đồng bằng… Số lượng luật sư ở nướcta hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý nói chung và hoạt độngbào chữa trong XXST VAHS nói riêng.

Hai là, phần lớn luật sư hiện nay tuy đã được đào tạobài bản về kỹ năng hành nghề nhưng ít có cơ hội cọ xát nghề nghiệp nên yếu về kỹnăng hành nghề trong thực tế, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Trên thực tế, những tồn tại của luật sư và nghề luậtsư còn chậm được khắc phục và một số trường hợp luật sư vi phạm còn chưa đượcngăn chặn kịp thời đã làm cho các cơ quan nhà nước và người dân có phần bănkhoăn và có ý kiến với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, còn có nhiều luật sư cố tìnhvi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trìnhtham gia bào chữa cho bị cáo đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhiều luậtsư chưa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, chưa tận tụy và nhiệttình đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, chỉ quan tâm đến thù lao màcoi nhẹ chất lượng hành nghề, từ đó làm giảm sút niềm tin của khách hàng cũngnhư ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của nghề luật sư. Một số luật sư có biểu hiệnthoái hóa, biến chất hay việc cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng cho kháchhàng đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng; một số luật sưphát ngôn thiếu thận trọng, không chính xác về những vấn đề kinh tế - xã hội vànhững vấn đề chính trị, pháp lý của đất nước trên các trang mạng xã hội đã gâyhiểu nhầm và làm tổn thương cho những người hành nghề luật sư chân chính.

Về nguyên nhân khách quan

Một là, tính chất của nghề luật sư là nghề tự do, hoạtđộng luật sư được điều tiết theo cơ chế thị trường nên hoạt động của luật sưtrước hết phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội củanước ta đang phát triển, mức thu nhập của người dân chưa đồng đều, nhận thức củacác cơ quan nhà nước, tổ chức, người dân về vị trí, vai trò của luật sư chưa đầyđủ, chưa toàn diện; nhiều bộ phận người dân vẫn có quan điểm cho rằng, việc luậtsư tham gia bào chữa chỉ làm cho tội của bị cáo nặng thêm, bị chịu mức hình phạtcao hơn…

Hai là, một số quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trởthành luật sư chưa chặt chẽ, có phần dễ dãi như miễn đào tạo nghề, miễn, giảmthời gian tập sự, chế độ tập sự hành nghề…

Ba là, các quy định của pháp luật về TTHS đã mở rộngđáng kể quyền của luật sư khi tham gia bào chữa cho bị cáo nhưng chưa đầy đủ vàchưa có sự đồng bộ, đặc biệt còn thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm củacác cơ quan THTT trong việc tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng nên chưabảo đảm cho luật sư tham gia đầy đủ, thuận lợi vào các hoạt động bào chữa mộtcách thực chất. Một số cơ quan nhà nước, cơ quan THTT, người THTT chưa nghiêmtrong việc thực thi pháp luật, thậm chí còn cản trở, gây khó khăn khi luật sưthực hiện các hoạt động liên quan đến bào chữa.

Bốn là, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chếhoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Trình độ nghiệp vụ và bảnlĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ tư pháp trong đó có một số người THTT cònyếu, thậm chí còn có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệmnghề nghiệp, có thái độ coi thường, chưa xem xét một cách đúng mức quan điểmbào chữa của luật sư.

Năm là, công tác theo dõi, giám sát việc tuân thủpháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư chưa được thựchiện có hiệu quả; việc phát hiện, xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, nghiêm minh.

Những tồn tại, hạn chế của một số luật sư là những vấnđề không ai mong muốn và khó tránh khỏi khi nghề luật sư ở Việt Nam mới pháttriển được mấy chục năm vừa qua, còn rất non trẻ, chất lượng đội ngũ luật sưchưa đồng đều, chế độ tự quản được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hếthiệu quả. Từ đó, đặt ra cho tổ chức xã hội, nghề nghiệp luật sư và đội ngũ luậtsư cần phải nhận diện đầy đủ những mặt mạnh và hạn chế để có thể xây dựng vàphát triển nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư vững chắc trong thời giantới.

3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi các quyền của luật sư trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một là, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự,TTHS, Luật Luật sư về quyền, nghĩa vụ của luật sư - người bào chữa trong giaiđoạn XXST VAHS như: Bổ sung mới các điều luật về trình tự và thủ tục gặp gỡ bịcan, bị cáo, trách nhiệm của các cơ quan THTT trong việc đảm bảo quyền gặp gỡ củaluật sư với bị can, bị cáo, quy định rõ ràng quyền được sao chụp hồ sơ, tài liệuliên quan đến vụ án ở các giai đoạn tố tụng của luật sư; quy định rõ ràng vềtrách nhiệm của người THTT, cơ quan THTT khi có các hành vi phạm các quy định củapháp luật đối với hoạt động của luật sư; xây dựng chế tài nghiêm ràng buộctrách nhiệm của luật sư..., cần phải được thực hiện nghiêm túc các quy định củaBộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó có quy định luật sư phải có mặttrong lần lấy lời khai đầu tiên của người bị tạm giữ, hoặc bị can đảm bảo tínhkhách quan, chính xác của lời khai.

Hai là, tổ chức thực hiện các quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2015, Thông tư liên tịch số03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trìnhtự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưutrữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố,xét xử đến các cán bộ có liên quan việc thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âmthanh trong hoạt động hỏi cung bị can (như cán bộ kỹ thuật của lực lượng hồ sơ,điều tra viên, cán bộ thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam...); chuẩn bị các điềukiện vật chất, kỹ thuật phục vụ ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cungbị can phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn công tác hỏi cung bị cantrong hoạt động TTHS.

Ba là, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, ghi nhậnvà khẳng định địa vị pháp lý của luật sư trong TTHS, đảm bảo nguyên tắc tranh tụngtrong hoạt động xét xử; thực hiện các quyền tư pháp; quy định trách nhiệm thôngbáo của người THTT đối với luật sư, những người tham gia bào chữa khi tham giaXXST VAHS. Thực hiện nghiêm túc việc bảo đảm quyền bào chữa trong VAHS một cáchđầy đủ, phát huy được vai trò của luật sư, góp phần nhanh chóng xác định sự thậtkhách quan của vụ án, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của người đượcbào chữa.

Bốn là, bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa. Nếunhư phiên tòa là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình giải quyết VAHS thìhoạt động tranh luận tại phiên tòa được coi là trung tâm của phiên tòa. Cần quyđịnh rõ những ý kiến bào chữa của luật sư đưa ra có căn cứ mà kiểm sát viênkhông đối đáp thì ý kiến đó của luật sư phải được Hội đồng xét xử chấp nhận làmcơ sở để Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định.

Năm là, nâng cao nhận thức của cơ quan THTT, người THTT về vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động TTHS nói chung và trong giai đoạn XXST VAHS nói riêng. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó có những quy định về thẩm quyền của luật sư tại phiên tòa. Đối với người THTT, cơ quan THTT cần xóa bỏ tư tưởng hạ thấp vai trò của luật sư, phối hợp và tạo điều kiện để luật sư phát huy vai trò, vị thế của mình trong các VAHS, đặc biệt là trong hoạt động XXST VAHS. Bên cạnh đó, cần thống nhất nhận thức rằng, sự tham gia của luật sư tại phiên tòa là nhằm góp phần bảo đảm sự khách quan, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; là một kênh giám sát xã hội hữu hiệu đối với các hoạt động của cơ quan THTT ở khía cạnh tích cực, góp phần cho các hoạt động TTHS ngày một hoàn thiện, đúng pháp luật; góp phần nâng cao năng lực, trình độ của người THTT.

VŨ HẢI VIỆT/TẠP CHÍ DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT

/nguyen-truong-cong-an-tp-thanh-hoa-bi-tuyen-24-thang-tu-giam.html