/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Trao đổi - Ý kiến
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

(LSVN) - Bào chữa là một trong những quyền cơ bản của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc pháp luật quy định như trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xem là bước "đột phá" để tháo gỡ những bất cập so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đặc biệt là các cơ chế bảo đảm quyền của những người tham gia tố tụng, nhất là bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, đến nay thực tế cho thấy giữa quy định và thực tiễn vẫn còn những cái "vênh" nhất định cần tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan về quyền bào chữa.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thông qua tư vấn pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thông qua tư vấn pháp luật

(LSVN) - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Luật BVMT) đã quy định, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình. CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân sẽ phân loại theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; CTRSH khác.

Vai trò của nhân chứng trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản
Vai trò của nhân chứng trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản

(LSVN) - Nhân chứng là một định nghĩa có từ lâu đời trong pháp luật Việt Nam. Khái niệm này được giải thích lần đầu tại Điều 714 Quốc triều hình luật (tức Bộ luật Hồng Đức - một thành tựu quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều các quốc gia trên thế giới). Đến nay, cụm từ "nhân chứng" được định nghĩa đầy đủ trong Từ điển Luật học như sau: "Người bằng mắt thấy, tai nghe hoặc do những nguồn thông tin khác cung cấp mà biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án, được cơ quan điều tra lấy lời khai, được tòa án, viện kiểm sát triệu tập đến làm chứng tại phiên tòa. Làm chứng là một nghĩa vụ của công dân. Nhân chứng có nhiệm vụ có mặt khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập và phải khai đúng sự thật, nếu gian dối trong khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng có thể bị xử lý theo pháp luật. Những người sau đây không được làm chứng: Luật sư bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần không có khả năng nhận thức và khai nhận đúng đắn"[1].

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

(LSVN) - Trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, sau 3 lần điều chỉnh lớn, ngày 05/12/2022, Chính phủ đã tiếp tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần thứ 4 theo Tờ trình số 473/TTr-CP về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (dự thảo). Trong đó, nội dung về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã có nhiều sửa đổi trên tinh thần tiếp thu các góp ý, phản biện xã hội ở những bản dự thảo cũ. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin tiếp tục đưa ra một số ý kiến góp ý về chế định này trong dự thảo.

Hậu quả pháp lý của áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Hậu quả pháp lý của áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

(LSVN) - Trong số các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) được quy định theo pháp luật Việt Nam thì một trong số những biện pháp được nhiều đương sự đề nghị áp dụng nhất là biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp có thể dẫn đến một số hậu quả pháp lý nhất định. Các hậu quả pháp lý được xác định trên cơ sở áp dụng đúng hay không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong nội dung bài viết, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản của pháp luật liên quan đến hậu quả pháp lý của áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

(LSVN) - Trong quá trình sử dụng, quản lý đất đai tại Việt Nam, luôn tồn tại nhiều tranh chấp có thể diễn ra bất cứ khi nào với phạm vi tranh chấp rộng bao gồm các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, tranh chấp quyền sử dụng đất trong thừa kế, tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hay cả tranh chấp quyền sử dụng đất trong hôn nhân. Tranh chấp đất đai cũng đi liền với các chủ thể phức tạp như tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất hoặc tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc các giữa các tổ chức với nhau. Do đó, việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có phát sinh là điều cấp thiết nhằm tránh các xung đột kéo dài hoặc các cơ quan không rõ được thẩm quyền của mình.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về sử dụng, thu hồi và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về sử dụng, thu hồi và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất

(LSVN) - Sau hơn 09 năm tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ hơn, chặt chẽ hơn, nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả hơn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; bảo đảm thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản của nhân dân, tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản tạo ra những động lực mạnh mẽ cho việc phát triển đô thị, tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khái niệm tranh chấp đất đai
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khái niệm tranh chấp đất đai

(LSVN) - Khái niệm tranh chấp đất đai tại khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 có phạm vi rất rộng, có thể được hiểu bao gồm các tranh chấp về quyền sử dụng đất (như tranh chấp về ranh giới, tranh chấp đòi lại đất,…); tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng về quyền sử dụng đất (như yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu…); tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất… Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2013 không thể hiện rõ, các chủ thể trong quan hệ tranh chấp đất đai có bao gồm hay loại trừ các chủ thể xác lập giao dịch về quyền sử dụng đất, điều này gây khó khăn cho việc thụ lý, giải quyết những vụ án liên quan đến giao dịch có đối tượng là quyền sử dụng đất, Tòa án không rõ áp dụng khoản 3 hay khoản 9, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 làm căn cứ thụ lý, giải quyết. Những vướng mắc này cho thấy, nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai tại khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 gây khó cho việc áp dụng pháp luật về xác định thủ tục giải quyết, chủ thể có thẩm quyền giải quyết,…

Quy định về phạm tội do sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Quy định về phạm tội do sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

(LSVN) - Sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích khác là hành vi con người đưa những chất gây tác động đến hệ thần kinh và não bộ của con người, từ đó dẫn đến mất toàn bộ hoặc mất một phần nhận thức và hành vi của mình đối với xã hội hoặc với các mối quan hệ xã hội của mình. Hành vi này có thể do lỗi khách quan hoặc do lỗi chủ quan tác động đến cá nhân đó. Tuy nhiên, hành vi này khi xâm phạm đến những quan hệ xã hội khác hoặc gây ảnh hướng đến trật tự xã hội thì sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định pháp luật.

Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Đề xuất bổ sung nội dung về chính sách ưu đãi khi giao đất, cho thuê đất
Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Đề xuất bổ sung nội dung về chính sách ưu đãi khi giao đất, cho thuê đất

(LSVN) – Tác giả kiến nghị bổ sung nội dung về chính sách ưu đãi khi giao đất, cho thuê đất như: Nhà nước ưu đãi khi giao đất cho tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có thể giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giảm 50-70% mức giá đất (hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể mức giá giao đất và cho thuê đất). Vì đây là 3 đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, hoạt động trong 2 lĩnh vực quốc sách hàng đầu, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm công nghệ cao cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’

(LSVN) - Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.

Quy định về hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại của HĐXX phúc thẩm: Bất cập và kiến nghị
Quy định về hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại của HĐXX phúc thẩm: Bất cập và kiến nghị

(LSVN) - Thực tế cho thấy vi phạm về thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là tất cả các trường hợp thực hiện không đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về đưa vụ án ra xét xử, một số trường hợp cụ thể như: (1) Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, thiếu người tham gia tố tụng; (2) Không giao hoặc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo và những người khác dưới 10 ngày trước khi mở phiên tòa (Điều 286, Bộ luật Tố tụng Hình sự); (3) Tiến hành xét xử trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015); (4) Không giao giấy triệu tập hoặc không triệu tập những người mà theo quy định pháp luật họ phải được triệu tập đến phiên tòa; (5) Chủ tọa phiên tòa điều hành phiên tòa không đúng với trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bị cáo không được nói lời sau cùng; (6) Việc nghị án không đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự; (7) Kiểm sát viên hay thư ký Tòa án là người mà theo quy định pháp luật phải từ chối hoặc bị thay đổi.

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo dự thảo Luật Đất đai
Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo dự thảo Luật Đất đai

(LSVN) - Quá trình thực hiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế cùng với nhiều quy định khác của Luật Đất đai 2013 đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, gây khó khăn cho nhà đầu tư, gây thất thoát lớn đối với ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách hàng và toàn xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng là "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"[1], dự thảo Luật Đất đai 2023 đã được xây dựng và đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Với mong muốn đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật Đất đai, tác giả đưa ra quan điểm, góc nhìn cá nhân trên cơ sở phân tích quy định của dự thảo Luật Đất đai về giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) của tổ chức kinh tế, từ đó đưa ra những định hướng khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai đảm bảo thực sự có hiệu lực, hiệu quả, có tính khả thi trên thực tiễn, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân và toàn xã hội.

Áp dụng tình tiết 'Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp' đối với tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'
Áp dụng tình tiết 'Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp' đối với tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'

(LSVN) - Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS) là phương tiện sinh sống chính của bản thân mình và thường có tính tổ chức. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phạm tội chỉ thực hiện một mình hoặc hai người chuyên lừa đảo. Đặc điểm của tính chất chuyên nghiệp nói chung và tính chất chuyên nghiệp đối với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nói riêng là việc thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, lặp đi lặp lại và đây chính là cách kiếm sống chính của người phạm tội.

Bàn về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’
Bàn về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’

(LSVN) - Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện sinh sống chính của bản thân mình và thường có tính tổ chức. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phạm tội chỉ thực hiện một mình hoặc hai người chuyên lừa đảo. Đặc điểm của tính chất chuyên nghiệp nói chung và tính chất chuyên nghiệp đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nói riêng là việc thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, lặp đi lặp lại và đây chính là cách kiếm sống chính của người phạm tội.

Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù có thời hạn của nhiều bản án
Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù có thời hạn của nhiều bản án

(LSVN) - Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (trong đó có quy định về tổng hợp hình phạt tù) được quy định tại Điều 56, Bộ luật Hình sự 2015. Đây là trường hợp một người bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chưa chấp hành hoặc đang chấp hành thì lại bị xét xử về một vụ án khác. Do đó, khi quyết định hình phạt về tội đang bị xét xử, Tòa án phải tổng hợp với hình phạt của bản án trước chưa chấp hành xong, sau đó buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt chung cho các bản án. Trong thực tiễn xét xử, đây là trường hợp dễ nảy sinh các vướng mắc và sai sót khi tổng hợp hình phạt đối với người phạm tội.

Một số vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Một số vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

(LSVN) - Người dưới 18 tuổi do đặc trưng về tâm sinh lý lứa tuổi nên nhận thức còn hạn chế, trình độ học vấn chưa hoàn thiện, vốn kinh nghiệm, hiểu biết xã hội còn ít, sự thông hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật chưa cao, năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, dễ bị kích động, dễ phạm sai lầm, dễ bị thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.

Một số vướng mắc khi áp dụng Điều 132, Bộ luật Hình sự về tội 'Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng'
Một số vướng mắc khi áp dụng Điều 132, Bộ luật Hình sự về tội 'Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng'

(LSVN) - Tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" là tội phạm nằm trong chương XIV của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 quy định về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự của con người. Trên thực tế việc áp dụng pháp luật để xử lý tội phạm này vẫn còn một số vướng mắc nhất định.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số vấn đề về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất

(LSVN) - Pháp luật về đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, có phạm vi tác động sâu rộng trong nền kinh tế và đời sống chính trị-xã hội tại Việt Nam. Việc sửa đổi Luật Đất đai vì thế luôn là dự án xây dựng pháp luật quan trọng và có tính phức tạp, đòi hỏi phải được xem xét, đánh giá đa chiều, kỹ lưỡng.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Quyền sử dụng đất trong bối cảnh đất nước đang phát triển
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Quyền sử dụng đất trong bối cảnh đất nước đang phát triển

(LSVN) - Có thể thấy, toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày. Ban Soạn thảo dự án luật đã tích cực đóng góp vào quá trình soạn thảo, nội dung dự án luật đã có những bước hoàn thiện lớn, đáp ứng gần hơn với mục tiêu của chính sách đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm nên xem xét thêm để hoàn thiện về tên chương, mục, sắp xếp điều luật, cách soạn thảo nội dung trong điều luật. Theo đó, tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung trong dự thảo các điều, khoản cụ thể dưới đây.

Một số vướng mắc về việc lập biên bản vi phạm hành chính
Một số vướng mắc về việc lập biên bản vi phạm hành chính

(LSVN) - Lập biên bản vi phạm hành chính được xem là một trong những giai đoạn quan trọng khi thực hiện xử lý vi phạm hành chính. Mặc dù các quy định pháp luật đã có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, song hiện nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc khi thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính.

Việc lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trước khi mở phiên tòa trong vụ án xâm hại tình dục
Việc lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trước khi mở phiên tòa trong vụ án xâm hại tình dục

(LSVN) - Trẻ em là đối tượng được pháp luật Việt Nam quan tâm chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, toàn diện mọi mặt. Tuy nhiên, thực tế các hành vi xâm hại trẻ em, trong đó không thể không kể đến nhóm hành vi xâm hại tình dục đã, đang và sẽ tiếp tục tồn tại, diễn biến phức tạp. Việc đưa các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi ra xét xử công minh không chỉ đơn thuần như các vụ án khác là trừng phạt, giáo dục người phạm tội, bảo vệ quyền lợi cho các bên mà còn phải bảo đảm yêu cầu bảo vệ sự phát triển về sau cho người đó. Chính vì vậy, việc mở phiên tòa cũng có nhiều điểm riêng, trong đó có việc lấy lời khai của bị hại trước khi mở phiên tòa nhằm hạn chế việc triệu tập họ trực tiếp tham gia phiên tòa.

Một số ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Một số ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến Nhân dân và sẽ được trình Quốc hội trong các kỳ họp thời gian tới. Với mong muốn góp ý vào dự thảo Luật, chúng tôi xin nêu ra một số quan điểm đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số ý kiến đóng góp về phân loại và định giá đất
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Một số ý kiến đóng góp về phân loại và định giá đất

(LSVN) - Có thể khẳng định, Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặt biệt là đối với quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Để hoàn thiện dự thảo Luật này, trong bài viết này tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất tất cả người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư mà không phân biệt loại đất
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất tất cả người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư mà không phân biệt loại đất

(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua đã ghi nhận nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013. Theo đó đã có nhiều đột phá trong các quy định mới như khi thu hồi đất phải đảm bảo chỗ ở mới phải tốt hơn hoặc bằng chỗ ở cũ; giá đất đảm bảo giá thị trường;… Có thể thấy, dự thảo lần này đã đảm bảo khoa học, tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, để hoàn thiện, Nhà nước cần tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân về dự thảo luật. Trên tinh thần đó, tác giả nhận thấy dự thảo Luật Đất đai lần này vẫn còn tồn đọng một số vấn đề và có ý kiến đóng góp.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LSVN) - Nhận thấy, dự thảo Luật đã tháo gỡ được vướng mắc về việc “đang sống chung” khi xác định quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Bởi lẽ, thực tế nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình không sống chung nhưng có công sức đóng góp tạo lập tài sản chung và có nguyện vọng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Đồng thời, theo khoản 5, Điều 143, dự thảo Luật thì dự thảo Luật đã liệt kê cụ thể tên các thành viên trong hộ gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này sẽ giảm bớt những thủ tục hành chính liên quan đến việc xác định chính xác các thành viên của hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung. Theo đó, tác giả kiến nghị bổ sung quy định tiếp tục quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều chính sách mới đột phá, tác động đến phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều chính sách mới đột phá, tác động đến phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới

(LSVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 371/UBTVQH15 ngày 23/12/2022 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), giao “các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý...”. Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân, nhất là các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Trong bài viết này, tác giả đưa ra những quan điểm, ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo luật.