Trước đó, vào tháng 4/2023, tại lâm phần quản lý của Công ty CP ĐT-XD Phúc Lâm Thành xảy ra tình trạng phá rừng và san ủi đất rừng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông đã có Báo cáo số 184/BC-SNN, kết quả kiểm tra, xác minh phản ánh của người dân về phá rừng, san ủi đất rừng để làm đường tại dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác Đắk G’lun của Công ty Đầu tư xây dựng Phúc Lâm Thành trên địa bàn Tuy Đức. Sự việc đã được Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức, UBND xã Quảng Tâm phát hiện lập biên bản.
Biên bản kiểm tra của Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Đức - Đắk R'Lấp.
Mới đây, ngày 4/12/2023 cũng tại lâm phần của đơn vị này quản lý lại một lần nữa tái diễn tình trạng phá rừng. Cụ thể, vào lúc 09h 00 phút, ngày 04/12/2023, tại lô 13, khoảnh 1, tiểu khu 1499 thuộc lâm phần của Công ty CP ĐT-XD Phúc Lâm Thành quản lý, đoàn kiểm tra đã phát hiện 01 vụ phá rừng trái pháp luật.
Hiện trường vụ phá rừng.
Sau đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản. Qua đo đếm, diện tích bị phá là 928 m² là rừng sản xuất. Tại hiện trường, các cây rừng bị cưa, chặt hạ còn tươi và nằm ngổn ngang xếp chồng lên nhau. Nhiều cây gỗ bị chặt hạ có đường kính từ 18cm - 30cm, chiều cao gốc cắt từ 22cm - 1,2 mét; dấu vết cưa bằng cưa máy và dao phát; thời gian bị cưa hạ khoảng 1 ngày trước thời điểm kiểm tra. Mức độ thiệt hại rừng là 90%.
Tại thời điểm kiểm tra vẫn chưa xác minh được đối tượng vi phạm.
Qua đo đếm, diện tích bị phá là 928 m² là rừng sản xuất.
Qua đó, đoàn kiểm tra đề nghị Công ty CP ĐT-XD Phúc Lâm Thành tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, mật phục kịp thời phát hiện không để các đối tượng vi phạm tiến hành đốt dọn, trồng tỉa trên hiện trường vì phạm dưới mọi hình thức. Khi phát hiện hành vi vi phạm kịp thời báo cáo cho UBND xã Quảng Tâm, Kiểm lâm địa bản để phối hợp xử lý theo quy định pháp luật.
Nhiều cây gỗ bị chặt hạ có đường kính từ 18cm - 30cm, chiều cao gốc cắt từ 22cm - 1,2 mét.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông trước đó, tình trạng phá rừng của tỉnh năm 2023 giảm sâu so với cùng kỳ nhiều năm. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn còn tình trạng phá rừng, hủy hoại rừng.
Ở Việt Nam, diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trong đó, theo như con số thống kê còn cho biết, độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Nạn chặt phá rừng, hủy hoại rừng không những làm ảnh hưởng đến lá phổi xanh của Trái Đất mà còn đó kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác mà chính con người chúng ta phải gánh chịu.
MINH CHỈNH