/ Trao đổi - Ý kiến
/ 'Lùm xùm' việc mua máy xét nghiệm Covid-19: Bộ Y tế có đứng ngoài cuộc?

'Lùm xùm' việc mua máy xét nghiệm Covid-19: Bộ Y tế có đứng ngoài cuộc?

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc tại CDC Hà Nội, báo chí liên tiếp phản ánh "chiêu thức": "đi mượn, làm giá,..." máy xét nghiệm của các địa phương. Mới đây, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế trực thuộc báo cáo nhanh việc mua thiết bị xét nghiệm.

Sự việc xảy ra tại CDC Hà Nội liên quan đến hành vi của các cán bộ y tế và nhà cung cấp "câu kết" nâng giá thiết bị xét nghiệm nhằm trục lợi cá nhân tiền ngân sách phòng dịch Covid-19 đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trong khi sự việc trên vẫn đang được cơ quan Công an điều tra làm rõ, thì tại một số địa phương như: Thái Bình, Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Nam… liên tiếp bị báo chí thông tin về việc có dấu hiệu “làm giá” thiết bị? Mặc dù cùng chủng loại máy nhưng giá mỗi nơi một khác, số tiền “vênh” nhau đến nhiều tỉ đồng. Biện hộ cho việc này, các địa phương đưa ra những lý do hết sức “ngây thơ” khi cho rằng, thiết bị xét nghiệm hàng tỉ đồng được nhà đầu tư “cho mượn” hoặc “giảm giá” sau khi hợp đồng mua bán đã ký kết.

Câu chuyện “buồn cười” mang màu sắc “tiếu lâm” này xảy ra khi cả nước đang “nóng” chuyện chống dịch Covid-19, dư luận xã hội một lần nữa lại “dậy sóng” với những thông tin trên. Sự việc như thế nào sẽ được cơ quan điều tra Bộ Công an làm rõ, đúng như lời ông Nguyễn Văn Hai – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam trả lời báo chí về sự việc.

Tuy nhiên, mọi người cũng đang rất quan tâm, đề cập đến vai trò, trách nhiệm của Bộ Y tế trong sự việc này với chức năng là đơn vị chủ quản theo phân cấp quản lý ngành.

“Tôi rất phân vân kể từ khi sự việc xảy ra tại CDC Hà Nộisau đó là các tỉnh thành phố khác nhưng chưa thấy Bộ Y tế lên tiếng chính thứcvề việc này. Các địa phương đi mua hay đi mượn máy móc xét nghiệm hàng tỉ đồng,tổ chức xét nghiệm cho hàng nghìn người nghi nhiễm mà Bộ này không biết, khôngnắm được thì đúng là một điều hết sức lạ lùng…”, chị Nguyễn Hồng G. (Hà Nội)cho biết.

“Trong sự việc này liệu có hay không sự buông lỏng quản lý, phó mặc cho các địa phương tự quyết dẫn đến những việc làm sai trái này. Vậy vai trò của Bộ Y tế ở đâu trong việc tư vấn, giám sát và trong hoạt động mua sắm thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đáng nói, Bộ còn có hẳn một Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế nhưng vẫn không thấy phát huy chức năng nhiệm vụ của mình. Đó là câu hỏi ai cũng đặt ra khi Bộ Công an vào cuộc làm rõ những mánh khoé trong việc mua sắm các trng thiết bị ở CDC Hà Nội”, chị Lê Thị N. (Hà Nội) nói.

Quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ

Theo tìm hiểu, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh,chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dượccổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thựcphẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Ngày 20/6/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộY tế.

Theo đó, tại Điều 2, Nghị định số 75/2017/NĐ-CP quy định nhiệmvụ và quyền hạn của Bộ Y tế. Trong đó, mục 8 quy định “Về trang thiết bị vàcông trình y tế”: a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốcgia về trang thiết bị y tế. Ban hành các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về trang thiết bị y tế; b) Ban hành danh mục trang thiết bị thiết yếucho các đơn vị, cơ sở y tế; c) Cấp mới, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, thu hồi sốlưu hành trang thiết bị y tế, giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bịy tế sản xuất trong nước, giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; cấp giấy xácnhận nội dung hồ sơ quảng cáo trang thiết bị y tế; cấp phiếu tiếp nhận hồ sơcông bố đủ điều kiện phân loại, đủ điều kiện thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật,dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế trong phạm vi được phân côngquản lý theo quy định của pháp luật; d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liênquan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định củapháp luật về sản xuất, kinh doanh, phân loại, tư vấn về kỹ thuật, kiểm định, hiệuchuẩn và quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế; đ) Chủ trì, phối hợp với các cơquan liên quan xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn thiếtkế - thiết kế mẫu các công trình y tế; tiêu chuẩn thiết kế các khoa, phòngchuyên ngành trong công trình y tế.

Mục 21: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dự trữ quốcgia về thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng, chống dịch bệnh,thiên tai thảm họa theo danh mục dự trữ quốc gia đã được Chính phủ quyết địnhvà theo các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Bộ Y tế có riêng Vụ "Trang thiết bị và Công trình y tế" với chức năng nhiệm vụ là Vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế; quản lý máy móc, thiết bị chuyên dùng trong hoạt động sự nghiệp y tế và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng công trình y tế.

Về lĩnh vực trang thiết bị y tế, Vụ này có nhiệm vụ chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có mua bán trang thiết bị y tế và là đầu mối quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế trong phạm vi toàn quốc.

Như vậy, các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế và đơn vị trực thuộc đã thể hiện rất rõ vai trò của Bộ này trong việc kiểm soát, quản lý trang thiết bị y tế nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế… của các đơn vị y tế trực thuộc.

Trách nhiệm của Bộ Y tế

Sau vụ việc xảy ra tại CDC Hà Nội liên quan đến hành vi nâng giá máy xét nghiệm Covid-19 để trục lợi, cùng với đó là những thông tin về sự “nhập nhằng” của các địa phương về số tiền mua máy xét nghiệm Real-time PCR, Bộ Y tế đã "liên tiếp" ban hành 2 công văn, yêu cầu các địa phương báo cáo về việc mua sắm máy Real-time PCR tự động phục vụ xét nghiệm Covid-19.

Cụ thể, tại Công văn số 2154/BYT-KH-TC, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống đã mua từ ngày 01/01/2019 đến nay bằng tất cả các nguồn tiền của đơn vị để phục vụ công tác xét nghiệm nói chung và xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 nói riêng tại các đơn vị. Các đơn vị gửi khẩn báo cáo về Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Tiếp đó, tại Công văn số 2288/BYT-KH-TC ban hành ngày 24/4/2020 gửi các đơn vị trực thuộc Bộ (các viện, bệnh viện, trường đại học và các bệnh viện thuộc trường) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các bộ, ngành và một số bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của Hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa bàn về Bộ Y tế. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả các hợp đồng đã được ký kết từ ngày 01/3/2018 đến ngày 29/2/2020 (2 năm)…

Có thể thấy, chỉ sau khi sự việc tại CDC Hà Nội, Bộ Y tế mới“đốc thúc” các đơn vị y tế trực thuộc báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máyReal-time PCR tự động. Vậy, với chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ giao, tạisao trước khi xảy ra sự việc Bộ này không có “động thái” nhằm kiểm soát và nắmbắt việc mua máy xét nghiệm?

Về việc này, Luật sư Nguyễn Trường Thành, Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ cho rằng, những vấn đề mà Bộ Y tế cần làm rõ trong việc mua máy xét nghiệm Covid-19 là thủ tục chỉ định thầu ở các tỉnh thành phố mua máy đã đúng hay chưa, giá mua giá bán có đúng giá trị thực? Vì thực tế hiện giá rất khác nhau giữa các địa phương mà theo đó hầu hết là giá cao hơn.

"Có hay không việc kê giá để chiếm đoạt, ăn chia tiền chênh lệnh giá tương tự vụ việc cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam tại CDC Hà Nội", Luật sư Thành nói.

Luật sư Thành cũng cho rằng Bộ Y tế không đơn thuần yêu cầu các địa phương báo cáo mà phải chủ động thanh tra đột xuất về việc này. Mặt khác, Bộ cần phối hợp với cơ quan điều tra để khi phát hiện vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra kịp thời xử lý.

Đối với sự việc xảy ra tại CDC Hà Nội, Luật sư Phạm Thị Thu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, cần xác minh làm rõ trách nhiệm của đơn vị chủ quản của CDC đó là Sở Y tế Hà Nội trong việc chỉ đạo các đơn vị, cán bộ thực hiện mua sắm vật tư phòng dịch. Ngoài ra, cũng cần phải xác minh, làm rõ trách nhiệm của cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế đó là Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế thuộc Bộ Y tế để điều tra mở rộng đối với việc mua sắm máy Real-time PCR tại các tỉnh thành khác trên cả nước.

Liên quan đến sai phạm tại CDC Hà Nội, cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến việc nâng giá thiết bị xét nghiệm để trục lợi, trong đó có Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, 2 nhân viên của đơn vị này và 4 đối tượng liên quan các đơn vị cung cấp thiết bị.
Ngày 27/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, xét đề nghị của Bộ Công an về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch Covid-19 tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh… phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó đặc biệt lưu ý các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

LÊ HOÀNG

/bat-ngo-voi-muon-van-kieu-trang-bi-may-xet-nghiem-covid-19-o-cac-dia-phuong.html
/thu-tuong-chi-dao-xu-ly-vi-pham-trong-su-dung-kinh-phi-phong-chong-dich-covid-19.html