Ảnh minh họa.
Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm khẳng định vị trí, chức năng của Học viện Tư pháp là trung tâm lớn về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, Học viện Tư pháp thực sự trở thành trung tâm lớn, có uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế ở Việt Nam và có vị trí trong khu vực.
Cụ thể giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 Học viện Tư pháp phấn đấu đạt một số chỉ tiêu sau:
- Về chỉ tiêu đào tạo: Đào tạo nghề Luật sư 2.000 người/năm, trong đó đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế 100 – 150 người/năm; đào tạo nghề Luật sư chất lượng cao 120 – 200 người/năm; đào tạo nghề công chứng 1.000 người/năm, trong đó đào tạo nghề công chứng chất lượng cao 100 – 150 người/năm; đào tạo nghề đấu giá 100 người/năm; đào tạo nghề thừa phát lại 100 người/năm.
- Về chỉ tiêu bồi dưỡng: Bồi dưỡng cho Luật sư 300 người/năm; bồi dưỡng cho công chứng viên 300 người/năm; bồi dưỡng cho công chức tư pháp – hội tịch 200 người/năm; bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức và theo nhu cầu xã hội 100 – 150 người/năm;…
Đề án phấn đấu đến năm 2030, số hóa được 70% bài giảng và 100% giáo trình, hồ sơ tình huống của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. xây dựng và đưa vào áp dụng 09 chương trình đào tạo mới (Chương trình đào tạo thẩm tra viên thi hành án dân sự, Chương trình đào tạo thư ký thi hành án dân sự, Chương trình đào tạo đăng ký viên giao dịch bảo đảm, Chương trình đào tạo trợ giúp viên pháp lý,…).
PV
Đề xuất giao dịch bất động sản bắt buộc phải qua sàn: Liệu có hợp lý?