Khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Việc người phạm tội tự mình sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc thông qua người bào chữa, người tiến hành tố tụng thông báo cho gia đình, người thân để họ thay mình tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đáng kể quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự.

TAND Tối cao đề xuất 06 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
TAND Tối cao đề xuất 06 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Mới đây, tại dự thảo Nghị quyết hướng dẫn tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 đang được lấy ý kiến, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đã đề xuất 06 tình tiết được giảm nhẹ để hội đồng xét xử của vụ án thực hiện xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và căn cứ ra quyết định xử phạt của Tòa án
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và căn cứ ra quyết định xử phạt của Tòa án

(LSVN) - Chính sách xét xử hình sự hiện nay là phải kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố khoan hồng và nghiêm trị để thể hiện tính nhân đạo của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, bản chất của hình phạt là hướng đến cải tạo giáo dục người phạm tội để họ nhận thức được sai lầm của mình, có cơ hội sửa chữa sai lầm để trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội. Hình phạt cũng phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, là cái giá phải trả cho hành vi nguy hiểm cho xã hội, là biểu hiện của sự răn đe giáo dục đối với người phạm tội và để phòng ngừa chung cho xã hội. 

Vụ Việt Á: Luật sư đề nghị xem xét bối cảnh phạm tội của bị cáo
Vụ Việt Á: Luật sư đề nghị xem xét bối cảnh phạm tội của bị cáo

(LSVN) - Chiều 08/01, tiếp tục phần tranh luận tại phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ Việt Á, các Luật sư bào chữa đã đưa ra nhiều luận điểm, luận cứ nhằm làm giảm nhẹ mức độ hành vi vi phạm của các bị cáo. Nhiều Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử xem xét bối cảnh phạm tội của các bị cáo trong giai đoạn dịch bệnh nguy cấp, có những thủ tục, công việc triển khai chưa từng có tiền lệ.

VKSND Tối cao giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015
VKSND Tối cao giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015

(LSVN) - Công văn 4962/VKSTC-V14 ngày 15/11/2023 của VKSNS Tối cao về giải đáp khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, viện kiểm sát các cấp qua sơ kết, giao ban công tác 9 tháng đầu năm 2023. Trong đó, VKSNS Tối cao giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 về tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.

Bất cập, khó khăn trong việc áp dụng một số 'Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự'
Bất cập, khó khăn trong việc áp dụng một số 'Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự'

(LSVN) - Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) được áp dụng nhằm mục đích nhân đạo, đây là chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội, cân nhắc điều kiện, hoàn cảnh, mức độ hậu quả hành vi và nhận thức của họ trước khi quyết định hình phạt và cũng là cơ hội cho người phạm tội khắc phục, sửa chữa một phần thiệt hại. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy các quy định về vấn này còn mang tính định tính chưa có hướng dẫn rõ ràng nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự
Một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Là một nội dung quan trọng phải được xem xét và quyết định khi giải quyết vụ án hình sự, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự (TNHS) hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Mặc dù hiện nay chưa có hướng dẫn liên quan, nhưng đa số vẫn dựa trên tinh thần của Nghị quyết 01/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Qua thực tiễn xét xử, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.

Về áp dụng tình tiết giảm nhẹ 'người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải' tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
Về áp dụng tình tiết giảm nhẹ 'người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải' tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định áp dụng trong quá trình xét xử nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng, nguyên tắc bình đẳng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, đồng thời cũng thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội khi biết nhận ra sai lầm của chính mình. Trong đó, tình tiết “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của BLHS 2015. Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử còn có một số quan điểm khác nhau về hiểu áp dụng pháp luật.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 'Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả'
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 'Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả'

(LSVN) - Điều luật không quy định mức độ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là bao nhiêu, toàn bộ hay một phần. Nhưng qua thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn coi trường hợp người phạm tội chỉ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả một phần là tình tiết giảm nhẹ.

Vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘phạm tội do lạc hậu’ quy định tại điểm m khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
Vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘phạm tội do lạc hậu’ quy định tại điểm m khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Trong các tình tiết của vụ án hình sự thì tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội vì đây là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử quyết định hình phạt.