Thẩm quyền lập pháp của tổng thống Hoa Kỳ

28/08/2018 23:05 | 6 năm trước

LSVNO - Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia, được trực tiếp và toàn quyền lãnh đạo ngành hành pháp của nước Mỹ. Dù không thuộc ngành lập pháp, không nắm giữ quyền lập pháp, nhưng tổng thốn...

LSVNO - Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia, được trực tiếp và toàn quyền lãnh đạo ngành hành pháp của nước Mỹ. Dù không thuộc ngành lập pháp, không nắm giữ quyền lập pháp, nhưng tổng thống Hoa Kỳ cũng vẫn có vai trò, quyền hạn, trách nhiệm quan trọng trong lĩnh vực này.

Là nguyên thủ quốc gia, tổng thống Hoa Kỳ không chỉ là người duy nhất thay mặt Nhà nước công bố với nhân dân những đạo luật mà Quốc hội thông qua, mà còn có quyền sáng quyền lập pháp (quyền sáng kiến về lập pháp) là sáng kiến đề nghị luật. Trong bất cứ một thể chế chính trị nào, sáng quyền lập pháp luôn là một phương tiện tạo ảnh hưởng có hiệu quả của cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp. Với mô hình tổng thống Hoa Kỳ, Hiến pháp trao cho Quốc hội chức năng lập pháp và không quy định rõ ràng cho tổng thống sáng quyền đó. Việc quy định như vậy nhằm mục đích biểu hiện sự phân quyền tuyệt đối của chính thể, đồng thời cũng để nâng cao vai trò đích thực của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp vốn đã được Hiến pháp phân chia. Nhưng thực tế, tổng thống vẫn có thẩm quyền rất lớn trong lĩnh vực này. Tổng thống dù không thuộc ngành lập pháp nhưng vẫn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình lập pháp.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, tổng thống Hoa Kỳ còn là người sẵn sàng gửi thông điệp đến Quốc hội nước này. Có tới gần một nửa số dự luật tại Quốc hội Hoa Kỳ do tổng thống đề nghị (gián tiếp) qua các thông điệp gửi cho Quốc hội, quan trọng nhất là trong thông điệp liên bang (state of the union message) - thông điệp hàng năm/mỗi năm một lần về tình hình liên bang. Hành vi tổng thống gửi thông điệp cho Quốc hội thể hiện rõ nét vừa như một quyền vừa như một nghĩa vụ. 

Tổng thống, với tư cách là người đứng đầu hành pháp, có trách nhiệm soạn thảo và trình trước Quốc hội dự án ngân sách liên bang, trong đó định những khoản chi tiêu cần thiết cho các bộ phận thuộc hành pháp. Đặc biệt, tổng thống Hoa Kỳ còn có quyền triệu tập hai viện hoặc một trong hai viện theo khoản 3 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ; bổ nhiệm ghế thượng nghị sĩ tạm thời bỏ trống theo Khoản 2 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ; Phủ quyết các dự luật do Quốc hội thông qua, 

Bài viết cũng phân tích kỹ về các thẩm quyền cũng như ý nghĩa của quyền phủ quyết, mối quan hệ giữa tổng thống và Quốc hội...

Bạn đọc quan tâm có thể tìm bài viết đầy đủ này của TS Nguyễn Anh Hùng được đăng tảitrên Tạp chí Luật sư Việt Nam (số tháng 8/2018).