/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Trao đổi - Ý kiến
Bảo đảm quyền được chỉ định người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bảo đảm quyền được chỉ định người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có quy định về các trường hợp đặc biệt bắt buộc các cơ quan tố tụng hình sự (THTT) phải chỉ định người bào chữa (NBC) cho người bị buộc tội. Bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp đặc biệt nêu trên bởi trong trường hợp này trình độ phát triển thể chất và tinh thần của bị cáo chưa thật hoàn thiện nên họ không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ các quyền của mình do đó pháp luật quy định cung cấp dịch vụ bào chữa miễn phí nếu họ, đại diện, người thân thích của họ không mời NBC mà vẫn muốn có NBC tham gia tố tụng. Quy định này không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam mà còn thể hiện những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS nói chung và quyền của người dưới 18 tuổi nói riêng.

Một số đánh giá về việc xử lý kỷ luật lao động
Một số đánh giá về việc xử lý kỷ luật lao động

(LSVN) – Việc xử lý kỷ luật có ảnh hưởng không chỉ trực tiếp đối với bản thân người lao động và doanh nghiệp xử lý kỷ luật, mà còn gián tiếp tác động không nhỏ đến trật tự xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp và cả người lao động cần phải hiểu đúng các quy định pháp luật liên quan đến xử lý kỷ luật để thực hiện và tuân thủ, tránh những trường hợp xử lý không phù hợp gây những hệ luỵ nghiêm trọng.

Bàn về vai trò của Tòa án trong tố tụng hình sự ở Pháp
Bàn về vai trò của Tòa án trong tố tụng hình sự ở Pháp

(LSVN) - Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều quy định Toà án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử mặc dù vậy nhưng cơ cấu, tổ chức, cơ chế vận hành của hệ thống Toà án ở mỗi nước là khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích và mang đến những hiểu biết cần thiết về vai trò của Tòa án ở một số nước trên thế giới, đồng thời tiếp thu những tiến bộ trong pháp luật để góp phần tích cực vào công cuộc hội nhập và đổi mới vai trò của Tòa án ở Việt Nam.

Hoàn thiện thể chế quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư ở Việt Nam
Hoàn thiện thể chế quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư ở Việt Nam

(LSVN) - Một trong yêu cầu cấp thiết của quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc nghiên cứu và đề xuất định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết bàn về khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu và định hướng hoàn thiện thể chế quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay.

Hoàn thiện quy định sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo
Hoàn thiện quy định sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo

(LSVN) - Hiện nay, quy định về quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu xử lý tội phạm. Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 về quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo vẫn còn những điểm chưa rõ ràng, không phù hợp. Bài viết sau đây phân tích và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo.

Một số ý kiến đối với dự án Luật Công chứng (sửa đổi)
Một số ý kiến đối với dự án Luật Công chứng (sửa đổi)

(LSVN) - Có thể nói, qua hơn 08 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014 hoạt động công chứng có nhiều bước tiến mới. Các việc công chứng hợp đồng, giao dịch về đất đai, nhà ở, bất động sản và tài sản quan trọng khác chiếm tỈ lệ từ 70-80% số việc công chứng và giá trị phí, thù lao công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch đối với những tài sản có giá trị lớn, đóng vai trò là phương tiện sản xuất cơ bản trong nền kinh tế.

Một số bất cập và kiến nghị đối với nguyên tắc tiến hành tố tụng của người dưới 18 tuổi
Một số bất cập và kiến nghị đối với nguyên tắc tiến hành tố tụng của người dưới 18 tuổi

(LSVN) - Việt Nam là một quốc gia luôn quan tâm và bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đặc biệt là trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật. Chính vì thế Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thành một chương riêng để đảm bảo thủ tục tố tụng được phù hợp với lứa tuổi này. Đây là một bước phát triển lớn của pháp luật nước ta và qua thực tế thi hành cho thấy đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả rất lớn trong việc xử lý tội phạm là người chưa thành niên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội thì những điều luật dần trở nên không phù hợp và cần có sự thay đổi để thích hợp với hoàn cảnh xã hội trong tình hình mới. Vì vậy, bài viết này đưa ra những đánh giá, sửa đổi để hoàn thiện hơn nữa về những nguyên tắc đó.

Kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp
Kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

(LSVN) - Hòa giải lao động tại Việt Nam có nguồn gốc từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu xung đột lao động trong các doanh nghiệp nhà nước từ thập kỷ 1980. Tuy nhiên, quá trình phát triển chính thức của hòa giải lao động tại Việt Nam chỉ bắt đầu từ khi Luật Lao động năm 1994 được thông qua, đánh dấu sự chuyển từ một hệ thống quản lý lao động trước đây dựa trên quyền quản lý tuyệt đối của nhà nước sang một hệ thống pháp luật lao động nhằm đảm bảo quyền lợi và nguyên tắc công bằng cho người lao động. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải tiếp tục được các văn bản luật về lao động kế thừa.

Hoạt động sửa chữa, bổ sung bản ản hình sự sau khi ban hành của Tòa án
Hoạt động sửa chữa, bổ sung bản ản hình sự sau khi ban hành của Tòa án

(LSVN) - Bản án nói chung, bản án hình sự nói riêng là văn bản tố tụng do Tòa án nhân dân Nhà nước ban hành. Đây là văn bản đặc biệt quan trọng xác định trách nhiệm pháp lý của bị cáo với Nhà nước cụ thể hóa bằng hình phạt, trách nhiệm của bị cáo với bị hại và những thành phần khác cụ thể hóa bằng mức bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, bản án có hiệu lực đòi hỏi phải được thi hành, nên nội dung bản án phải bảo đảm tuyệt đối chính xác, rõ ràng, đầy đủ. Việc cho phép sửa chữa, bổ sung bản án là phù hợp, nhưng cũng đòi hỏi phải quy định chặt chẽ, tránh tùy tiện, ảnh hưởng đến bị cáo, chất lượng thi hành án. Tuy nhiên, quy định này hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu.

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự và đánh giá pháp luật
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự và đánh giá pháp luật

(LSVN) - Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh dấu sự mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, thông qua một số hoạt động của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố.

Bàn về việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với trường hợp bị hại từ chối giám định
Bàn về việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với trường hợp bị hại từ chối giám định

(LSVN) - Trong những năm trở lại đây, hành vi cố ý xâm phạm đến sức khoẻ của người khác dưới các thương tích cụ thể có chiều hướng gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ, diễn biến phức tạp. Song, việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, nhất là việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với người bị hại khi họ từ chối giám định.

Bất cập khó khăn và kiến nghị đề xuất đối với tội 'Nhận hối lộ'
Bất cập khó khăn và kiến nghị đề xuất đối với tội 'Nhận hối lộ'

(LSVN) - Theo ý kiến cá nhân tác giả, thiết nghĩ nên đổi tên tội danh "Nhận hối lộ" thành tội "Nhận lợi ích bất chính". Lợi ích bất chính là danh từ chung nhất để diễn đạt tất cả những lợi ích có được do việc vi phạm những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định. Tất cả những lợi ích chung đó gồm cả những lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất. “Lợi ích bất chính” sẽ diễn tả rộng và sâu hơn “Hối lộ”.

Một số bất cập của Luật Phá sản và lưu ý liên quan đến hoạt động nhận, xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng
Một số bất cập của Luật Phá sản và lưu ý liên quan đến hoạt động nhận, xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng

(LSVN) - Theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản thì Tòa án sẽ có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ có bảo đảm.

Tìm hiểu về tội 'Hủy hoại rừng'
Tìm hiểu về tội 'Hủy hoại rừng'

(LSVN) - Hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể.

 Thư khuyến cáo trong giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cần lưu ý những gì?
 Thư khuyến cáo trong giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cần lưu ý những gì?

(LSVN) - Thư khuyến cáo về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được xem là biện pháp “mềm” được áp dụng linh hoạt mà khá nhiều chủ thể quyền sử dụng để ứng phó với các hành vi bị cho là xâm phạm quyền SHTT. Trong một số trường hợp, gửi thư khuyến cáo, thay vì yêu cầu sự can thiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dường như có hiệu quả khi ngay lập tức hành vi xâm phạm được tự động chấm dứt. Nhưng tất cả có thể vẫn chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Gửi Thư khuyến cáo cho bên bị cho là vi phạm đôi khi có thể tự đặt chủ thể quyền vào những khó khăn không thể lường trước. Ở góc độ của bên bị cho là vi phạm quyền SHTT, việc không nắm rõ các quy định và cơ chế bảo vệ của Luật SHTT sẽ có thể dẫn đến việc chấp nhận các yêu cầu từ phía chủ thể quyền SHTT đặt ra trong Thư khuyến cáo và tước đi các quyền và lợi ích hợp pháp mà lẽ ra họ không phải từ bỏ. 

Về Ngày Truyền thống của Tòa án quân sự
Về Ngày Truyền thống của Tòa án quân sự

(LSVN) - Tác giả cho rằng, Tòa án quân sự ngoài việc kỷ niệm Ngày Truyền thống chung của Tòa án nhân dân, thì nên lấy ngày thành lập Tòa án binh là Ngày Truyền thống của mình, đồng thời cũng nên sửa lại vấn đề này trong cuốn “Lịch sử ngành Tòa án quân sự Việt Nam (1945-1995)” cho phù hợp.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư

(LSVN) – Tác giả cho rằng quy định về phạm vi công việc pháp lý mà người tập sự hành nghề luật sư được giúp Luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư hiện hành đang quá thận trọng và điều đó làm giới hạn đáng kể giá trị của một quá trình tập sự hành nghề Luật sư. Trong bài viết này, tác giả trình bày những hạn chế của quy phạm này và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

Tìm hiểu pháp luật Liên minh châu Âu về quyền con người và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam
Tìm hiểu pháp luật Liên minh châu Âu về quyền con người và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

(LSVN) - Liên minh châu Âu (EU) luôn dẫn đầu trong việc bảo đảm quyền con người. Rất nhiều đạo luật của EU đưa ra thể hiện được sự chi tiết, tỉ mỉ. Tuy nhiên, cam kết của châu Âu có phần bị đe dọa bởi nhiều yếu tố tác động về biến động chính trị, xã hội. Châu Âu đối mặt với nhiều đòi hỏi của quy định pháp luật, vì thế một lần nữa cần được sự đồng thuận, thống nhất của các nước trong Liên minh. Bài viết nghiên cứu về một số vấn đề bảo đảm quyền con người ở châu Âu, giúp chỉ ra và xâu chuỗi những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đã được châu Âu giải quyết, từ đó đưa ra những gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một số bất cập, hạn chế trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và kiến nghị hoàn thiện
Một số bất cập, hạn chế trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) ra đời thay thế BLTTHS năm 2003 và đã nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần đáp ứng cải cách tư pháp ở nước ta. Tuy nhiên qua thực tiễn thi hành, một số quy định BLTTHS năm 2015 đã bộc lộ bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ án hình sự, vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS năm 2015 là rất cần thiết.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

(LSVN) - Hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đẩy mạnh, thể hiện ở chủ trương nhất quán thông qua các nghị quyết chỉ đạo của Đảng và quyết định của Chính phủ. Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Thời gian qua, nhiệm vụ này được triển khai thực hiện theo Đề án “Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” (Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013. Bài viết tập trung làm rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất giải pháp để thúc đẩy hơn nữa hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

(LSVN) - Bài viết phân tích những vấn đề chung về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và các quy định của pháp luật tố tụng về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này.

Những điểm mới quan trọng về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP
Những điểm mới quan trọng về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP

(LSVN) - Để phù hợp với các quy định mới theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi năm 2022, ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP (Nghị định) nhằm quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2006/NĐ-CP và một phần của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).

Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường trong điều tra vụ án hình sự
Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường trong điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động quan trọng nhằm truy nguyên những dấu vết, chứng cứ để góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự. Tuy nhiên trong thực tế, hiện trường luôn bị thay đổi bởi tác động của con người, các yếu tố tự nhiên hoặc do sự tự biến đổi của bản thân của chúng. Các yếu tố này ít nhiều làm cho hiện trường không còn nguyên vẹn. Do đó, cần phải có hoạt động bảo vệ hiện trường, mặc dù có vai trò quan trọng trong như vậy nhưng công tác này hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra một số hạn chế còn tồn tại và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường, từ đó giúp quá trình điều tra vụ án hình sự được nhanh chóng, khách quan và chính xác.

Một số quan điểm xác định tội  "Đánh bạc "
Một số quan điểm xác định tội "Đánh bạc"

(LSVN) - Sau khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 được ban hành và có hiệu lực pháp luật thì các văn bản quy định cũ đã hết hiệu lực, tuy nhiên chúng ta vẫn sử dụng tinh thần của các văn bản đó để áp dụng đối với BLHS hiện hành. Cá nhân tác giả sau khi nghiên cứu và nhận thấy rằng nên có văn bản mới để thay thế cho các văn bản đã hết hiệu lực và đưa ra những quy định mới nhằm bảo đảm ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm đánh bạc. Dựa trên mục đích của người phạm tội, và số tiền người chơi có thể bỏ ra để có thể đáp ứng được mục đích mà người phạm tội mong muốn. Do đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị thể hiện quan điểm lập pháp về cách xác định số tiền đánh bạc để xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với các chủ thể có hành vi đánh bạc.

Một số vấn đề về tội 'Hành hung đồng đội': Vướng mắc và kiến nghị
Một số vấn đề về tội 'Hành hung đồng đội': Vướng mắc và kiến nghị

(LSVN) - Quân đội là lực lượng vũ trang nòng cốt, trọng yếu và đặc biệt quan trọng của nước ta. Được phục vụ, làm việc trong lực lượng quân đội là vinh dự to lớn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hòa bình trong quân đội vẫn phát sinh những hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của quân đội, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín, sức mạnh chiến đấu của quân đội chính quy. Nhận thấy yêu cầu cấp thiết đó, Nhà nước đã có chế tài nhằm duy trì nghiêm kỷ luật của quân đội bằng việc pháp điển một chương riêng quy định về các loại tội danh xâm phạm nghiêm trọng tới kỷ luật, sức mạnh của quân đội trong đó có tội "Hành hung đồng đội" quy định tại Điều 398, Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành.

Một số phân tích về việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với trường hợp bị hại từ chối giám định
Một số phân tích về việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với trường hợp bị hại từ chối giám định

(LSVN) - Trong những năm trở lại đây, hành vi cố ý xâm phạm đến sức khoẻ của người khác dưới các thương tích cụ thể có chiều hướng gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ, diễn biến phức tạp. Song, việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, nhất là việc áp dụng biện pháp dẫn giải đối với người bị hại khi họ từ chối giám định.

Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật về tội “Làm nhục đồng đội” tại Điều 397 Bộ luật Hình sự 2015
Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật về tội “Làm nhục đồng đội” tại Điều 397 Bộ luật Hình sự 2015

(LSVN) - Tội “Làm nhục đồng đội” xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ giữa đồng chí, đồng đội; xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của đồng đội. Trong thời gian vừa qua, đối tượng pháp tội này có xu hướng gia tăng, rất nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra, phần lớn khi có vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xử lý đúng người, đúng tội, tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng Điều 397 Bộ luật Hình sự (BLHS) vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định.

Luật sư làm chứng trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị
Luật sư làm chứng trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị

(LSVN) - Thời gian qua, tình trạng Luật sư đứng ra làm chứng trong các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện chuyển nhượng, thậm chí chủ thể chuyển nhượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự diễn ra ngày một nhiều. Việc nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan về việc làm chứng của Luật sư trong các giao dịch, góp phần giúp nhìn rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của Luật sư trong quá trình hành nghề. Từ đó góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao đạo đức hành nghề của Luật sư, bảo đảm môi trường pháp lý công khai, minh bạch, tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.